Cách ly bé tránh tiếp xúc với những người không bị bệnh chăm sóc bé bị đau mắt đỏ
Để không làm bệnh thành dịch, cha mẹ cần cho bé nghỉ học nếu đã đến tuổi tới trường nhằm hạn chế tiếp xúc với các trẻ không bị bệnh tránh làm bệnh bùng phát diện rộng. Bên cạnh đó, trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn những người khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus...


Để tránh tạo tâm lý xa cách, tự ti, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về bệnh đau mắt chỉ là một dạng bệnh do virut không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh để trẻ không mặc cảm khi tiếp xúc với người khác. chăm sóc bé trong tháng đầu tiên

Chăm sóc bé bị đau mắt đỏ cha mẹ cần làm gì?

5. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé qua khẩu phần ăn và uống giúp trẻ đủ sức chống chọi bệnh cũng như không làm suy kiệt sức khỏe trong thời gian dài. Ngoài ra, bé cũng nên được hướng dẫn vận động thường xuyên để nâng cao sức dẻo dai cơ thể.

6. Tuyệt đối không tự ý hoặc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh
Khi phát hiện bé bị đau mắt đỏ, điều cần làm đầu tiên là đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị cho bé. Bởi thuốc kháng sinh không có tác dụng với virut mà chỉ làm giảm các triệu chứng của bệnh. Không chỉ vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, kháng thuốc về sau. Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp bác sĩ kê toa.


Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ cần hướng dẫn con:

- Không dùng tay dụi mắt,

- Vệ sinh tay bằng xà bông, nước sát khuẩn trước và sau khi đi vệ sinh. Trước khi ăn. Hoặc sau khi tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. chăm sóc trẻ xuất huyết não màng não

- Hạn chế đi bơi,

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
Theo đó, để chăm sóc bé bị đau mắt đỏ các mẹ cần:
1. Vệ sinh mắt thường xuyên
Hằng ngày, cha mẹ cần lau rửa mắt để loại bỏ ghỉ, kèn mắt bằng bông sạch hoặc vải mềm sạch. Sau khi lau xong cần vứt bỏ bông và khăn để đảm bảo không làm lây lan nguồn bệnh. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa mắt ít nhất 3 lần mỗi ngày giúp mắt bé dễ chịu, tuy nhiên tuyệt đối không được dùng nước muối biển để rửa mắt cho bé.

Trong quá trình vệ sinh mắt bị đau cho bé, nếu bé chỉ bị đau một bên mắt, cha mẹ cần thận trọng tránh làm lây lan sang mắt không bị bệnh bằng cách sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt cho mỗi bên mắt. Không dùng chung bông và khăn cho cả hai mắt. Trước và sau khi vệ sinh, cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay, xà phòng sát khuẩn.


2. Vệ sinh không gian sống
Cha mẹ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đồ dùng gia đình, giường chiếu, đặc biệt là đồ dùng của bé như chăn, ga, gối, quần áo để loại bỏ vi khuẩn. Phun thuốc diệt khuẩn xung quanh nhà ở, không cho bé tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Hạn chế sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

3. Cho trẻ đeo kinh để tránh bụi bay vào mắt
Để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn khi tiếp xúc với khói bụi, cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại kính phù