1/ Doanh thu ròng
Doanh thu ròng hay còn gọi là doanh thu thuần là chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp. Trong hạch toán kế toán, doanh thu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản khấu trừ như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng.
Doanh thu bán hàng chứng minh thế đứng, qui mô hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu tăng nghĩa là sản phẩm, hàng hóa của đơn vị ngày càng được nhiều người tín nhiệm. Doanh thu phụ thuộc vào khối lượng và giá cả hàng hóa.

Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ doanh thu bán hàng là gì
+ chi phí kinh doanh
+ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2/ Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng phản ánh toàn bộ kết quả của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất hoặc tiêu thụ với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Giá trị gia tăng được phân chia cho bốn tác nhân chủ yếu đã tham gia. Đó là:
– Trả tiền lương, tiền công cho nhân viên.
– Trả tiền lãi vay cho người cho vay.
– Nộp thuế nhà nước.
– Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp
Do giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp cộng lại sẽ bằng GDP toàn quốc, mà GDP tính theo đầu người là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ phát triển và mức sống dân cư tại mỗi nước, vì vậy giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ toàn bộ nền sản xuất xã hội.
Giá trị gia tăng có thể được tính như sau:
GTGT=V + T + I + NI
Trong đó:
V: là thu nhập của người lao động ( gồm lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm).
T: các loại thuế, phí và thủ tục phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
I: tiền lãi trả cho người cho vay vốn
NI: lợi nhuận sau thuế.