a/ Tác phẩm văn xuôi nghệ thuật không hư cấu, không có cốt truyện, dựa trên sự hồi tưởng kí ức một cách chân thực
Cũng như hồi ký, hồi ký văn học dùng hình thức văn xuôi ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hay chứng kiến, nội dung phản ánh mang tính xác thực cao. Hồi ký được nhiều nhà văn lựa chọn có lẽ do khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu tái hiện một cách chân thực, chi tiết “sự thật quá khứ” mà nếu sử dụng hình thức “văn vần” khó có thể thực hiện được.

b/ Bộc lộ rõ “cái tôi” tác giả
Trong hồi ký, người kể chuyện là “tôi” ở ngôi thứ nhất số ít, kể lại những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự, chứng kiến. Theo giáo trình Lý luận văn học: “Hồi ký văn học là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc” [37tr.436].
Theo đó, người viết hồi ký văn học chỉ tiếp nhận và tái hiện phần hiện thực mà tác giả trải qua và thấu hiểu, trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng. Trong hồi ký văn học, các sự kiện trong quá khứ được kể lại không khỏi chịu tác động bởi quy luật “quên lãng” của hồi ức và yếu tố chủ quan của tác giả (khả năng của người viết, nhận thức và kinh nghiệm…).
Quá khứ càng lùi xa, yếu tổ chủ quan càng trội thì sự tác động này càng có hướng gia tăng. Nhà văn viết sự thật như mình biết, như mình nghĩ và tin đó là sự thật. Như vậy, sự thật khách quan đi vào hồi ký văn học đã được “lọc” qua lăng kính chủ quan, qua kiểm chứng cá nhân của người viết.
c/ Sự tự do, đa dạng trong hình thức thể hiện
Hồi ký rất đa dạng về kiểu loại, thể hiện sự tự do trong cách biểu hiện của từng nhà văn, chúng dễ thâm nhập với các thể loại khác tạo nên những dạng thức rất phong phú.
3/ Phân loại hồi ký văn học của các nhà văn Việt Nam
Trong thực tiễn sáng tác, hồi kí văn học phát triển với những biểu hiện rất phong phú, tạo ra nhiều nhánh, nhiều dạng, nhiều sự kết hợp, đan xen giữa hồi kí với các thể kí khác cũng như hồi kí với các thể tự truyện, tiểu thuyết… Căn cứ vào một số phương diện chính như đề tài, khuynh hướng cảm hứng, phương thức thể hiện, có thể phân loại hồi kí văn học theo các dạng cơ bản sau:
a/ Hồi ký tự truyện
Trong giáo trình Lý luận văn học (tập 2) do GS. Trần Đình Sử chủ biên cho rằng: Hồi ký là một dạng tự truyện của tác giả, cung cấp những tư liệu quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện để nói ra được.
Có thể khẳng định hồi ký tự truyện là một tiểu loại thuộc hồi ký; là hình thức tồn tại của tác phẩm văn học với những đặc điểm tương đối ổn định trong lịch sử về các mặt như: ngôn ngữ, bố cục, thể thức, dung lượng. Nó không chỉ có đặc trưng hình thức mà còn có nội dung đặc trưng. Hồi ký tự truyện mang trong nó những đặc điểm chung của thể loại bao hàm nó (thể hồi ký), đồng thời nó cũng có những đặc trưng riêng để phân biệt với các thể tài khác.
b/ Hôi kí chân dung văn học
Hồi ký chân dung văn học là hồi ký của các nhà văn, nhà thơ bắt nguồn từ sự thật chính cuộc đời mình. Hơn ai hết, họ là những người biết tôn trọng sự thật, đảm bảo sự thật. Ngoài việc cung cấp tư liệu quý giá về cuộc đời và thời đại mình sống, người đọc còn cảm nhận được tình cảm, cảm xúc, lòng nhiệt thành, sự tâm huyết của nhà văn.
Hồi ký chân dung văn học là một tiểu loại hồi ký văn học. Người viết dựng lên diện mạo, phẩm chất, tinh thần của tác giả văn học qua những người có quan hệ trực tiếp thân mật trong giới, trong nghề hoặc trong những mối quan hệ xã hội khác.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ marketing trong thị trường doanh nghiệp
+ EFA là gì?
+ bán hàng cá nhân là gì