Luzhniki trong tiếng Nga có nghĩa là “đồng cỏ” để chỉ vùng đất Tây Nam thủ đô Moscow vốn xưa kia là vùng trũng ngập.
World Cup tới Đông Âu, Luzhniki sẽ là 'trái tim' thế giới
Lịch thi đấu World Cup ngày 14/6: 'Gấu Nga' xuất trận, sẽ có bất ngờ?
NÓNG NHẤT WORLD CUP 2018: Tây Ban Nha 'trảm tướng' trước khai mạc
Đây là lý do khiến Đức khó vô địch World Cup 2018

Xem thêm : Tin tức tại Thiên hạ

Để dựng lên một Luzhniki vào năm 1956 với tên gọi khi đó là sân Trung tâm Lenin, toàn bộ khu vực xây dựng đã được nâng nền lên nửa mét, khoảng 10.000 cọc đã được đóng xuống và khoảng 30 triệu m3 đất đá đã được nạo vét.

Suốt 7 năm qua, người Nga một lần nữa hao công, tốn của để phục dựng Luzhniki nhằm phục vụ cho World Cup. Cách phục dựng Luzhniki thực sự là một thử thách bởi nó chỉ xây lại phần bên trong còn giữ lại phần vỏ vốn là biểu tượng, là niềm tự hào của thể thao Xô Viết. Cách phục dựng này giống như con búp bê matryoshka nổi tiếng của Nga, người ta chỉ thêm những phần ruột, còn lớp vỏ đã có từ hơn nửa thế kỷ trước.

Tối nay, Luzhniki sẽ là trái tim của thế giới khi trái bóng Telstar 18 chính thức lăn. Luzhniki cũng sẽ là một trong số những sân bóng hiếm hoi cùng với sân Olimpico của Rome, Olympiastadion của Munich, Stade de Frane của Paris và Wembley cũ của London từng tổ chức cả chung kết World Cup, chung kết UEFA Champions League và là sân vận động chính của Thế vận hội
mùa hè.



Tối nay, Luzhniki cũng sẽ là chứng nhân lịch sử cho lần đầu tiên World Cup được tổ chức ở một nước Đông Âu.

Nói đến bóng đá Đông Âu, họ góp mặt ở World Cup ngay từ những ngày đầu với đại diện là Romania, họ từng 4 lần góp mặt trong những trận chung kết của World Cup với đại diện là Tiệp Khắc (1934, 1962) và Hungary (1938, 1954), họ từng hai lần giành hạng Ba World Cup với đại diện là Ba Lan vào các năm 1972 và 1982…

Lịch sử đến còn vẫn ghi nhận, Hungary là đại diện ưu tú nhất của bóng đá Đông Âu tại đấu trường World Cup. Đội bóng Vàng của những Puskas, Kocsis, Czibor, Hidegkuti từng làm mưa làm gió trên đất Thụy Sỹ 1954 để bây giờ, những kỷ lục World Cup vẫn còn gọi tên. Đó là đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ World Cup (27 bàn), đội bóng có hiệu số bàn thắng-bại cao nhất trong một kỳ World Cup (+17), đội bóng có tỉ lệ số bàn thắng cao nhất ghi được mỗi trận đấu tại một kỳ World Cup (5,40 bàn/trận), hay đội bóng có tỷ lệ ghi bàn cao nhất lịch sử World Cup (2,72 bàn/trận).

Với Nga hôm nay và Liên Xô trước đây, họ có thể tự vào về đội tuyển quốc gia từng 4 lần vào tới tứ kết World Cup của những năm 1958, 1962, 1966 và 1970. Trong đó World Cup 1966, Liên Xô giành hạng tư. Đó cũng là 4 kỳ World Cup, xứ sở bạch dương tự hào sản sinh ra Lev Yashin, người góp mặt trong cả 4 kỳ World Cup vừa nêu và trở thành thủ môn duy nhất đến nay từng giành quả bóng vàng châu Âu.

Có quá nhiều thứ để nói về bóng đá Đông Âu, về Liên Xô, về Nga ở World Cup trong quá khứ. Nhưng chỉ có một thứ để nói hôm nay là khai mạc World Cup – thứ mà ít ai nghĩ nó phải đi qua 20 lần tổ chức, kéo dài suốt 88 năm mới tới được Đông Âu.