Lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 đến 7 tháng tuổi

Vào độ tuổi ăn dặm thì mẹ hãy chú ý:

- Cho bé bú sữa 2-3 giờ/lần, tương đương 500-800ml sữa/ngày.

– Ăn dặm thêm 2-3 bữa bột/ngày, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, chất xơ, chất béo và vitamin...Hãy thêm dầu ăn dành cho trẻ nhỏ như: oliu, dầu mè, dầu vừng,... để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.



- Lưu ý không cho đường vào bột để tránh trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa. Và dẫn đến nhiều tình trạng bệnh như hạn chế hấp thụ canxi, khiến còi xương, suy dinh dưỡng...

- Tránh cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa mọc đủ răng. Vì bé không nhai được và sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa rất nhiều.

- Hạn chế thói quen ngậm thìa thức ăn rồi mới đút cho trẻ vì như thế dễ lây nhiễm vi khuẩn sang cho con. chăm sóc trẻ 5-6 tháng tuổi

- Hãy cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ nhiều nhất có thể, vì trong sữa mẹ sẽ có nhiều sức đề kháng và nhiều dinh dưỡng tốt nhất dành cho con.


- Tránh cho con ăn quá nhiều dinh dưỡng. Đây chính là nguyên nhân lớn khiến con cảm thấy ngán và chán ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đạm mỗi bé cần một ngày là từ 4 – 4,5g/kg trọng lượng cơ thể. Với trẻ 1 tuổi thì mỗi ngày tối đa là 100g thịt.

- Hãy cho con ăn trứng vì trứng rất giàu dinh đưỡng, chứa protein, canxi, photpho, sắt, khoáng chất và rất nhiều vitamin có lợi. Nhưng chăm sóc trẻ 6 đến 7 tháng tuổi thì nên cho con ăn 1/2 quả trứng mỗi bữa và một tuần chỉ nên cho con ăn 2 - 3 bữa để tránh tình trạng đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.

Hãy bổ sung thêm các loại hoa quả vào khẩu phần ăn của con như: Bơ, táo, dưa, chuối ... bạn có thể bỏ hết hạt sau đó xay nhuyễn hoặc ép lấy nước và có thể cho thêm sữa chua vào cho con.

Bé thông minh, khỏe mạnh cũng nhờ vào cách mẹ chăm sóc trẻ 6 đến 7 tháng tuổi đúng cách. chăm sóc trẻ 4 đến 5 tháng tuổi

Những việc cần làm khi chăm sóc trẻ 6 đến 7 tháng tuổi.
- Luôn giữ vệ sinh cho bé để tránh việc bé mắc bênh cảm cúm, tiêu chảy, sốt...

– Đưa trẻ đi tiêm phòng cúm (mũi 1)

- Cho bé ăn dặm mỗi ngày với các loại thức ăn dễ tiêu hóa.

- Dành thời gian trò chuyện vui đùa với con để não bộ con được phát triển.

- Để đồ chơi trong tầm tay để khích thích bé bò nhưng nhớ vệ sinh các đồ chơi để an toàn và hợp vệ sinh cho con.

– Nếu con có dấu hiệu không khỏe như: giảm lượng ăn, nôn ói, phát ban, người nóng… thì hãy đưa con đi khám.

- Chú ý sự an toàn của con trước những đồ chơi, vật dụng dễ gây ra tai nạn.

- Tranh để nhiều thú nhồi bông, gối trong cũi ngủ của bé vì những loại này chứa rất nhiều vi khuẩn.


Hãy kiên nhẫn với con và để con tự khám phá sẽ giúp cho con được thông minh và phát triển toàn diện là thông điệp mà Betuti muốn gửi tới cho các bậc cha mẹ. Chăm sóc trẻ 6 đến 7 tháng tuổi tuy vất vả và khó khăn nhưng chỉ cần có phương pháp là mọi chuyện sẽ trở lên dễ dàng. Hãy cùng Betuti mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con của bạn.