Chăm sóc 1 cô chó cái đang trong thời kỳ thai kỳ là 1 việc không hề đơn giản. Chỉ có dưới 1 nửa những ca mang thai của chó mà tôi đã từng gặp là đã được dự tính trước. Chính vì vậy việc chuẩn bị sức khỏe cũng như tinh thần cho cô chó chửa rất quan trọng không chỉ với cô chó mẹ mà cả với những chú chó con sắp chào đời. Sau đây là Petkul sẽ gợi ý 1 số cách để các bạn làm tốt việc chăm sóc cô chó cái đang mang thai nha.

Trước tiên, các bạn hãy chắc chắn rằng nàng chó cái của bạn đã được 1 tuổi. Có rất nhiều cô chó phải mang thai khi còn quá nhỏ và tôi thường khuyên khách hàng của mình thời điểm thích hợp nhất để cho các cô chó mang thai là vào lần động đực thứ 2 hoặc thứ 3. Trong giai đoạn này, các bạn có thể dễ dàng tính toán được thời gian diễn ra chu kỳ động đực của chúng. Phần lớn chu kỳ này của các cô chó sẽ kéo dài từ 5 – 7 tháng.

Hãy đưa cô chó của bạn tới gặp các bác sỹ thú ý trước khi quyết định cho cô nàng mang thai. Cùng với việc khám thú ý, bạn cũng nên đảm bảo rằng cô chó của mình không bị nhiễm ký sinh trùng trong ruột và mạch máu. Nếu có thể bạn nên xét nghiệm máu cho cún để xem cô nàng có bị mắc bệnh Brucelle hay không. Một cô chó béo tốt sẽ rắc rối hơn những cô chó gầy còm. Vì thế, hãy cho chúng ăn kiêng, nếu cần, thời gian thích hợp là 6 tháng trước khi tiến hành thụ thai.




Tiêm chủng trước khi chó mang thai
Hệ miễn dịch của cô chó khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của các chú chó con sau này. Sức đề kháng của cô chó mẹ sẽ được truyền cho các chú chó con ngay từ những dòng sữa đầu tiên. Vì vậy, các bạn nên tiêm vắc – xin cho chó của bạn trước khi lấy giống cho nó. Thông thường, các bạn không nên tiêm chủng cho những cô chó đang trong giai đoạn mang thai.

Kiểm soát lượng ký sinh trùng chó mang thai
Sẽ không tốt cho các cô chó sắp thụ thai khi mà chúng bị ký sinh trùng trong ruột hoặc trong máu. Hãy mang mẫu phân của cô nàng tới gặp bác sỹ thú y để được kiểm trước ngày lấy giống. Nếu bạn đã có các biện pháp ngăn ngừa hàng tháng cho cả 2 loài ký sinh trùng này thì chúng khó có thể sinh sôi. Hoặc là, bạn cũng có thể thực hiện việc tẩy giun sán cho cô chó cưng ít nhất 2 lần bằng pyrantel pamoate hoặc fenbendazole trước khi lấy giống. Nếu cô chó mẹ có sán, nó sẽ truyền cho các chú chó con qua dạ con và dòng sữa mẹ.

Diệt bọ chét cũng là việc rất quan trọng khi mà các chú chó con được sinh ra. Vì Frontline, Advantage and Advantix đã cảnh báo nguy cơ khi sử dụng các loại này trên động vật khi chúng đang mang thai, tôi sẽ bỏ qua cách sử dụng những sản phẩm này trong giai đoạn mang thai mà sẽ tiếp tục tập trung thực hiện vào thời kì sinh nở. Không được dùng các sản phẩm này cho các chú chó mới sinh – các bạn chỉ được bắt bọ chét bằng thủ công mà thôi. Nên nhớ, trong thời kỳ sinh sản chỉ được dùng thuốc xịt methoprene để diệt bọ chét nếu như có.

Chế độ dinh dưỡng cho chó đang mang thai
Mang thai và nuôi con khiến nhu cầu về dinh dưỡng của các cô nàng chó mẹ tăng cao. Chúng thậm chí còn còn cần nhiều dinh dưỡng hơn thời kỳ trưởng thành. Trong 6 tuần đầu mang thai, những cô chó mẹ không được ăn quá hàm lượng thức ăn như trước khi mang thai. Tuy nhiên, bắt đầu kể từ tuần thứ 6 trở đi, cân nặng cũng như khẩu phần ăn của các nàng cún sẽ bắt đầu tăng lên, bạn hãy bắt đầu giữ ở mức tăng 25% cho các cô cún. Để cho các chú chó con không bị các cơ quan bên trong chèn ép, chó mẹ không thể ăn quá nhiều so với trước đây. Hãy cho cô nàng ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 1 hoặc 2 bữa lớn như trước đây. Nước sạch phải được cung cấp cho cún đầy đủ mọi lúc mọi nơi.

Một số cô nàng có thể ăn không ngon miệng, thậm chí là bị “ốm nghén” trong 3, 4 tuần mang thai. Triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khoảng 1 tuần. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đưa cô nàng tới gặp bác sĩ thú y ngay. Bổ sung canxi vào khẩu phần ăn trên thực tế có thể làm gia tăng nguy cơ bị kinh giật hoặc sốt sữa khi sinh con. Tương tự, bổ sung vitamin cũng không cần thiết.

Thời kỳ sau khi sinh mới thực sự là giai đoạn kích thích dinh dưỡng nhất đối với các cô nàng chó mẹ. Lượng hấp thụ sẽ tăng đều đặn trên 20 đến 30 ngày tùy vào ngày tuổi của các chú chó con khi chúng lớn lên và bú nhiều hơn. Đến hết tháng đầu tiên, những cô chó mẹ sẽ cần ăn gấp 2 hoặc 4 lần lượng thức ăn chúng ăn lúc mới mang thai. Hãy để chúng ăn nhiều nhất có thể. Nếu chúng quá gầy, bạn có thể kích thích khẩu vị bằng việc làm ẩm đồ ăn hoặc thêm nhiều đồ ăn đóng hộp với nhiều hương vị hơn.

Đưa chó đang chửa đi khám bác sĩ thú y
Nên đưa các cô nàng chó mẹ đi khám thú ý sau 30 ngày mang thai nếu chúng chưa được khám trước lúc mang thai. Đây sẽ là 1 cuộc kiểm tra sức khỏe cho thai nhi. Lúc này, các bác sỹ sẽ dò khám bằng tay và sử dụng máy siêu âm hoặc phân tích hooc-mon sinh lý để xác định được tình trạng thai nhi. Lúc này, núm vú sẽ nở ra. Một số bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn việc chụp X quang 3 tuần trước khi xác định được số lượng các chú chó con để bạn có thể biết được khi nào cô nàng đẻ xong và đảm bảo tất cả các chú chó con đã ra hết.

Tập luyện cho chó chửa
Những bài tập và đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cô chó của bạn duy trì được thể lực và sức khỏe tốt nhất. Huấn luyện cô nàng với cường độ cao không phải là 1 cách hay đâu nha. Béo phì là 1 mối nguy hiểm tiềm tàng thực sự khi kỳ sinh nở đến gần nên hãy kiểm soát cân nặng qua các bài tập rèn luyện và quan tâm đến nhu cầu calo của cô nàng nha. Sẽ an toàn hơn khi bạn có thể hạn chế khẩu phần ăn của cô nàng trước khi chúng mang thai hơn là sau khi mang thai. Trong 3 tuần cuối của thai kỳ, chó mẹ sẽ bị cách li khỏi những con chó khác trong nhà cũng như với những con chó bên ngoài. Sự cách li này sẽ bảo vệ cho cô nàng khỏi vius herpe, loại virus có thể gây nên những cơn đau âm đạo hoặc khô mũi tuy vô hại với cô nàng nhưng lại nguy hiểm với những chú cho chó con.

Đón chó con chào đời
Bạn hãy chuẩn bị 1 nơi sinh nở cho cô cún có sàn không thấm nước và có thể lau dọn 1 cách dễ dàng. Nơi này phải thực kín gió và yên tĩnh. Tiếp đến là 1 cái ổ lót khăn hoặc quần áo cũ. Nếu cô nàng chó mẹ không chịu ở, bạn có thể nhử cô nàng với 1 ít đồ ăn và dẫn cô nàng đến nơi đã được bố trí sẵn. Nếu cô nàng chó mẹ sinh con ở bên ngoài trước khi được chuyển đến ổ đẻ thì hãy cứ để cô nàng sinh xong, sau đó hãy chuyển chúng về ổ mới. Nhiều con sẽ quấn lấy bạn và muốn bạn ở bên nó cho đến khi nó sinh xong, hãy kiên nhẫn để làm cho chúng cảm thoải mái hơn. Sau khi sinh những chú chó đầu tiền, chó mẹ thường cuốn quýt với con của chúng mà quên đi sự hiện diện của bạn, số khác thậm chí còn tìm cách trốn tránh bạn. Lúc này bạn hãy để cho chúng có không gian riêng nhưng bạn vẫn phải kiểm tra đều đặn. Bạn chỉ cần đến 1 lần vào buổi sáng hoặc trở lại để thay 1 cái ổ rơm mới à chắc chắn đàn chó con đang bú mẹ 1 cách ngon lành.

Khi các chú chó con đã cứng cáp, chó mẹ cũng không còn thèm ăn như trước nữa. Vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4, các bạn nên cho các chú chó con tập ăn. Bạn nên cho chúng tập ăn đồ cứng để giảm thiểu việc bú mẹ. Vào tuần thứ 6 hoặc 8, nên cho các chú chó con đã hoàn toàn cai sữa nên khẩu phần ăn của chó mẹ sẽ quay về mức trước khi mang thai. Khi mà bạn đã cai sữa cho chó con hoàn toàn, hãy làm nguồn sữa mẹ cạn kiệt bằng cách rút lượng thức ăn và chỉ cung cấp 1/2 lượng nước trước đây.Những ngày tiếp theo đó, các bạn chỉ cần cho chó mẹ ăn 1/4 lượng thức ăn và 1/2 lượng nước như trước khi mang thai. Từ ngày thứ 2, các bạn hãy cho chó mẹ uống bao nhiêu tùy thích. Sau 5 ngày, tăng dần lượng thức ăn cho đến mức bình thường như trước khi mang thai. Nếu chó mẹ sút cân, hãy điều chỉnh lại lượng thức ăn để cân nặng trở về như ban đầu.

Petkul chúc các bạn thành công!