Đặc trưng của căn bệnh là viêm da, rụng lông và loét lớp biểu bì của da. Hội chứng chó bị rối loạn nguyên tố kẽm làm cho quá trình sừng hóa của lớp biểu bì da bị phá vỡ. Tất cả các loại gia súc đều bị bệnh trong đó có các chú chó, mèo cũng hay mắc.



1. Nguyên nhân
Do cơ thể vật nuôi thiếu nguyên tố kẽm (Zn), trong khẩu phần ăn của chó mèo thiếu chất. Kẽm có tham gia vào trong quá trình hình thành nhiều loại men, nếu lượng kẽm được nạp vào cơ thể bị thiếu sẽ gây ra chứng rối loạn sự điều tiết men tiêu hóa, trao đổi chất cũng bị rối loạn và cuối cùng dẫn đến sự giảm hàm lượng kẽm có trong máu.

Do thiếu kẽm trong máu, mà chức năng của các tế bào biểu bì sản xuất Keratohyalin cũng bị ảnh hưởng làm tác dụng của lớp sừng tế bào da bị phá hủy gây ra hiện tượng da bị sừng và dày lên.

2. Triệu chứng
- Thoạt đầu da ở phần mặt trong của bẹn, bụng, ức, ngực, cổ vùng đầu (xung quanh vùng mắt, mũi, tai) xuất hiện những mụn đỏ nhỏ, sau to dần lên và dần thành màu nâu sẫm.

- Làm cho các chú chó, mèo bị rụng lông, những mụn này ngày càng trở lên dày hơn, tạo thành vẩy dễ bong, có khi vẩy dính vào nhau tạo thành 1 mảng lớn hôi hám.

- Những mụn này rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh (thường là những loại vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus) gây viêm da làm cho vết loét mở rộng, đôi khi có mủ, cộm lên từng mảng.

- Làm cho chó, mèo ngứa ngáy, khó chịu, luôn có xu hướng lấy 2 chân đưa lên để gãi chỗ có vết loét, luôn cọ sát thân mình vào tường, thành chuồng, và làm cho chó, mèo bỏ ăn hoặc ăn ít, ủ rũ, uể oải.

Nếu bệnh không chẩn đoán 1 cách chính xác và điều trị kịp thời, những vết lở loét có thể ngày càng nặng, gây ra hiện tượng nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng huyết và chó, mèo chết trong trạng thái kiệt sức.

3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh

- Thường xuyên cho chó, mèo ăn thêm những loại thức ăn có bổ sung sunphat kẽm với tỷ lệ 2/10.000
- Tăng cường các loại thức ăn có nhiều khoáng như: cua, ốc, hến, tôm, trai…
- Vệ sinh thân thể cho chó, mèo tránh mọi kích thích ngoài da.

b) Điều trị
- Cho chó, mèo uống Zin C-plus để chống bệnh sùi, rụng lông ở gia súc và ở chó mèo.
- Rửa sạch vết loét, thấm khô, bôi một trong các thuốc sát trùng ngoài da: axit boric 3%, Natrihydro carbonat 5%, oxyt kẽm 20%, Mamycin Vet, phomat prednisolon 0,5%, Xanh Methylen, Cồn Iod… để điều trị vết loét cục bộ.
- Sử dụng 1 số loại kháng sinh phù hợp để chống viêm nhiễm khuẩn toàn thân.
Petkul chúc các bạn thành công!