Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đó có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm tiếng ồn... Chất thải hóa học, hệ quả của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là những chất được sử dụng trong quá trình khai thác khí gas bằng phương pháp thủy lực cắt phá hay quá trình khoan dầu, có thể rò rỉ sau đó hòa vào nguồn nước, phá hủy môi trường sống tự nhiên, gây nguy hiểm cho các loài động vật, làm ô nhiễm sông hồ, đại dương và các mạch nước ngầm trên trái đất. Đây chính là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa ồ ạt.


>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nước ta

Các loại và nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm vật lý

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.


Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

Ô nhiễm hóa học

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.


Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học.

Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy...


Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...

Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả lớn nhất của tình trạng ô nhiễm nước là ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của con người. Thống kê cho thấy tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 – 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; 100.000 trường hợp mắc ung thư mới mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.


Chúng ta đau lòng khi hàng ngày vẫn đọc được đâu đó tin tức về người này chết vì ung thư dạ dày, người kia chết vì ung thư trực tràng, những câu chuyện về ” làng ung thư”… Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh,nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

>> Xem thêm: Ô nhiễm nước và biện pháp xử lý

Chung tay khắc phục nguồn nước ô nhiễm

- Muốn khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, chúng ta cần đến sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân, nâng cao hiểu biết của bản thân để sử dụng hiệu quả tránh ô nhiễm nước.

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tìm cho mình giải pháp tối ưu cho quy trình xử lý nước thải, áp dụng sản phẩm vi sinh vào xử lý.

- Các lực lượng chức năng phải vào cuộc, tiến hành kiểm tra, giám sát đánh giá để sớm phát hiện ra vấn đề và khắc phục tình trạng ô nhiễm nhanh nhất.

- Các cơ quan nhà nước hoàn thiện cơ chế, pháp quyền nghiêm khắc xử lý các đơn vị vi phạm, tạo điều kiện cho sự ứng dụng công nghệ mới.

Từ những vấn đề phân tích ở trên cho thấy việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm ở nước ta là một vấn đề cấp bách hàng đầu, cần được quan tâm xử lý tốt.