1. Khái niệm về chế tài do vi phạm hợp đồng:
Là những phương thức áp dụng là bất lợi cho các bên vi phạm hợp đồng (Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật)
+ Vi phạm cơ bản: là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
+ Vi phạm không cơ bản: là những vi phạm hợp đồng không đến nỗi làm mục đích các bên không đạt được.

Các chế tài xử lý do vi phạm hợp đồng[/caption]
Tham khảo thêm:
+ Hợp đồng vô hiệu và cách xử lí hợp đồng vô hiệu
+ Khái niệm và đặc trưng của công ty trách nhiệm hữu hạn
2 Các loại chế tài do vi phạm hợp đồng:
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Bên bị vi phạm có thể áp dụng bằng cách:
- Buộc bên vi phạm thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng.
- Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để mục đích hợp đồng vẫn đạt được. Mọi phí tổn bên vi phạm phải chịu.
+ Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
+ Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
+ Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.
+ Bồi thường thiệt hại:
- Mục đích: nhằm bù đắp mọi tổn thất cho bên bị vi phạm để khắc phục tổn thất.
- Điều kiện áp dụng: có hành vi vi phạm xảy ra, có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất. Áp dụng lỗi suy đoán (cứ vi phạm là có lỗi – không quan tâm vô ý hay cố ý)
- Phạm vi bồi thường: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
+ Phạt hợp đồng:
- Buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng, có ý thức thực hiện đúng hợp đồng.
- Điều kiện áp dụng:
Phải có hành vi vi phạm hợp đồng (không cần thiệt hại thực tế)
Các bên phải có sự thỏa thuận về chế tài phạt hợp đồng.
- Mức phạt:
Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 8% tổng giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
+ Tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng:
- Một bên tạm thời không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa.
- Điều kiện áp dụng:
Có giao ước thỏa thuận
Vi phạm là vi phạm cơ bản.
+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Tại thời điểm đó các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình nữa. Căn cứ: như trên.
+ Hủy bỏ hợp đồng:
- Các bên hủy bỏ mọi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập từ hợp đồng
- Hủy bỏ hợp đồng ≠ Đình chỉ hợp đồng:
Đình chỉ hợp đồng: thừa nhận những cái đã tồn tại.
 Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Thanh lý hợp đồng
Lưu ý: các chế tài này có thể áp dụng đồng thời, trừ trường hợp vừa thực hiện, vừa đình chỉ
Tham khảo tại: https://lamthueluanvan.net/cac-che-t...pham-hop-dong/