Điều kiện sức khỏe đi Nhật là vô cùng quan trọng để biết được bạn có thể đi XKLĐ Nhật được không. Vậy nên để có kết quả tốt nhất thì bạn cần có những lưu ý đặc biệt trước và sau trong quá trình khám sức khỏe

1.Những chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe
Khi đi khám sức khỏe, người lao động cần mang theo ảnh thẻ cỡ 4*6 và lưu ý những vấn đề sau
-Nếu khám vào buổi sáng thì tốt nhất không nên ăn, không được uống sữa và các loại nước tăng lực hay nước ngọt
-Trường hợp khám vào buổi chiều, bạn có thể ăn nhẹ vào buổi sáng và trưa.
-Không nên dùng thuốc say xe
-Trước ngày đi khám sức khỏe hãy nói không với rượu bia, thuốc lá, thức đêm và các hành vi gây tổn hại cho sức khỏe.
-Không nên đi khám sức khỏe trong thời gian bị suy nhược cơ thể, sức khỏe ốm yếu hơn bình thường
2.Thời điểm đi khám sức khỏe tốt nhất
Người lao động nên đi khám sức khỏe vào buổi sáng bởi lẽ số lượng người khám sức khỏe sẽ ít hơn thời điểm còn lại.
Người lao động nên khám sức khỏe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nên cảnh giác với cò mồi, lôi kéo người lao động.
Xem thêm: Hồ sơ đi Nhật gồm những gì?
3.Khám sức khỏe đi XKLD Nhật Bản gồm những gì?
Người lao động khi đăng ký khám sức khỏe đi XKLĐ sẽ phải khám tổng thể toàn bộ sức khỏe của mình
-Đo thị lực, thính lực
-Khám nội, khám ngoại
-Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh truyền nhiễm
-Xét nghiệm nước tiểu
-Chụp X-quang phổi
4.Giải quyết những vấn đề phát sinh
Khi đi khám sức khỏe tổng quát sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra.
Chiều cao, cân nặng: Đa số các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản thường đòi hỏi chiều cao của người lao động là nam >1m60, nữ >1m50, cân nặng phù hợp với chiều cao.
Các vấn đề liên quan đến mắt: Thị lực thường được đo theo thang điểm 10. Mắt được coi là tốt khi thị lực được 8/10 trở lên. Một số bạn sau khi khám bị kết luận mắt kém, mặc dù các bạn từ trước đến nay không có vấn đề gì.
Mù màu: Đây là bệnh lý liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt, có bạn bị mù 1 màu hoặc nhiều màu. Bệnh này thường không chữa được và không đủ điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản.
Loạn thị: Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Tùy theo kết luận của bác sĩ chuyên môn mà ứng viên phải chọn điều trị khắc phục như dùng kính hoặc phẫu thuật.