Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, Hải Hậu đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vùng ven biển để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.


Với 32 km bờ biển chạy dọc thị trấn Thịnh Long qua các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông là điều kiện thuận lợi để Hải Hậu tạo bước đột phát trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung vào lĩnh vực thế mạnh

Ông Vũ Văn Luyện, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Hải Hậu cho biết, với tiềm năng sẵn có, những năm qua, nghề khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trước đây, ngư dân Hải Hậu thường đánh bắt gần bờ bằng lưới kéo. Cách làm này không chỉ cho giá trị kinh tế thấp mà còn làm giảm nguồn lợi hải sản. Vì vậy, để tăng cường năng lực, hiệu quả khai thác hải sản bền vững, Hải Hậu đã hỗ trợ bà con vay vốn đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi đánh bắt xa bờ và chuyển sang phương thức đánh bắt sử dụng lưới rê. Tag: tăng cường oxy đáy

Đội tàu đánh bắt của huyện không ngừng tăng qua các năm. Thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về đóng tàu vỏ sắt công suất lớn giúp ngư dân bám biển, khai thác ngư trường xa bờ đồng thời góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, huyện tạo điều kiện cho 15 hộ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đóng mới tàu với công suất từ 800 - 1.200 CV.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng khai thác hải sản xa bờ có giá trị kinh tế cao tăng nhanh. Ngành nghề khai thác chủ yếu là lưới rê (chiếm trên 80%), còn lại là giã đáy, chụp mực, câu… Thu nhập của ngư dân khai thác hải sản xa bờ khá ổn định, trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/chuyến biển; bình quân đạt từ 6 -7 triệu đồng/người/tháng. Tag: thiết bị sục khí

Ông Phạm Minh Tuyên trú tại xã Hải Chính (huyện Hải Hậu) cho biết, cuối năm 2013 gia đình đã được vay vốn ưu đãi để đầu tư đóng mới tàu vỏ sắt với công suất 650CV, mua sắm ngư lưới cụ hiện đại, khai thác hải sản ở ngư trường vịnh Bắc Bộ. Từ khi có tàu công suất lớn, hiệu quả kinh tế trong mỗi chuyến đi biển đạt từ 100 - 200 triệu đồng cao gấp 2 - 3 lần so với khai thác gần bờ bằng tàu gỗ loại nhỏ.

Cùng với nâng cao hiệu quả ngành khai thác, Hải Hậu cũng tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Huyện mạnh dạn chuyển đổi những diện tích làm muối, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn huyện có 2.320 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế giáp biển, các xã, thị trấn ven biển đã hình thành các vùng nuôi tập trung có tính hàng hóa cao như: vùng cá lóc bông tại xã Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long; vùng cá diêu hồng kết hợp nuôi tôm tại xã Hải Châu…

Thực hiện chủ trương nâng cao giá trị sản xuất, phát triển bền vững, các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển của huyện đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức từ nuôi quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh và công nghiệp. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, làm tốt công tác phòng ngừa nên hạn chế được dịch bệnh cho các vùng nuôi. Các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện đều có thu nhập cao gấp nhiều lần làm muối và trồng lúa. Những mô hình nuôi kết hợp theo hình thức thâm canh cho lãi bình quân từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Riêng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Tag: thiết bị nuôi tôm

Nuôi trồng thủy sản theo mô hình công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ cao đang là hướng đi mới cho người dân ven biển với con nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Nhiều khu nuôi tôm công nghiệp được hình thành tại địa bàn các xã Hải Nam, Hải Đông, Hải Chính… Những mô hình này có ưu điểm là xây dựng các ao nuôi diện tích vừa phải (mỗi ao từ 800 - 1.200 m2) có hệ thống xử lý chất thải tốt giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường ao nuôi, từ đó hạn chế rủi ro. Nếu được mùa, bình quân 1 ao nuôi có thể đạt doanh thu từ 800 - 900 triệu đồng/năm.

Phát triển kinh tế gắn với biển

Theo ông Đỗ Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, xác định phát triển kinh tế gắn với biển, tập trung vào những ngành nghề truyền thống, thế mạnh tại địa phương; đồng thời khuyến khích phát triển các ngành nghề mới mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn ven biển thường xuyên tuyên truyền để ngư dân thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá và thành lập, duy trì tốt hoạt động của các hiệp hội, hợp tác xã, tổ đội khai thác.

Cùng với đó, Hải Hậu hướng dẫn bà con thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật, quản lý nguồn giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để đảm bảo hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Huyện khuyến khích các hộ, nhóm hộ trong vùng nuôi tích tụ ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong sản xuất. Hải Hậu đang từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là ở các vùng nuôi công nghiệp tập trung, xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi, điện, đường giao thông đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Hiện nhu cầu nguồn giống thủy sản trên địa bàn lớn nhưng địa phương chưa có nhiều cơ sở sản xuất tại chỗ, con giống chủ yếu vẫn phải nhập từ các tỉnh, thành ở phía Nam về, do đó khó kiểm soát chất lượng giống. Bên cạnh đó, trên địa bàn chưa có cơ sở chế biến, bảo quản đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa. Từ thực tế đó, Hải Hậu tập trung kêu gọi, có chính sách ưu đãi các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống thủy, chế biến các sản phẩn thủy, hải sản trên địa bàn để phát triển bền vững.

Huyện Hải Hậu cũng là địa phương có điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch biển với bãi tắm Thịnh Long (thị trấn Thịnh Long) và khu thăm quan Nhà thờ đổ Hải Lý (xã Hải Lý). Khu du lịch nghỉ mát tắm biển Thịnh Long được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt từ năm 1997 với diện tích 72,11 ha. Hiện nay khu du lịch này có 96 khách sạn, nhà nghỉ với 1.010 buồng, phòng và hàng trăm ki ốt phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch. Bình quân mỗi năm các khu du lịch biển trên địa bàn huyện đón và phục vụ trên 100 nghìn lượt khách; trong đó nhiều khách lưu trú lại qua đêm mang lại nguồn thu cho địa phương.

Hải Hậu cũng đang khẩn trương hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được phê duyệt để thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. Trên địa bàn huyện có Khu kinh tế Ninh Cơ, diện tích 13.950 ha, xây dựng theo các tiêu chí về khu công nghiệp, khu chế xuất được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập và bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển các Khu kinh tế ven biển Việt Nam. Ước tính đến năm 2020, Khu kinh tế Ninh Cơ đóng góp 18 - 20% GDP của tỉnh Nam Định.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu đến năm 2020, Hải Hậu có 9 cụm công nghiệp với diện tích 227,6 ha. Sau khi hoàn thiện hạ tầng, đi vào khai thác, các cụm công nghiệp này sẽ tạo động lực lớn để thu hút đầu tư, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm trên địa bàn.

Nguồn: baotintuc.vn/kinh-te/10-nam-chien-luoc-bien-viet-nam-tao-dot-pha-trong-phat-trien-kinh-te-vung-bien-20181028174806794.htm