Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Hành có nhiều mô hình chăn nuôi mới, người nuôi mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất để nuôi các vật nuôi mới như dế, chồn, bò cạp…


Từ mô hình nuôi dế...

Bắt đầu nuôi lứa đầu tiên vào tháng 5.2018, cho đến nay anh Nguyễn Văn Hoàng và anh Nguyễn Bá Khiêm (cùng 25 tuổi) ở xã Hành Thiện, Nghĩa Hành đã xuất được lứa dế thương phẩm đầu tiên và chuẩn bị xuất chuồng lứa tiếp theo.

Gác lại hết công việc, anh Hoàng và anh Khiêm về quê đầu tư vốn liếng, dồn hết công sức cho lứa dế đầu tiên. Ban đầu, 2 anh đặt mua trứng dế Thái từ một trang trại ở Bạc Liêu về để ấp nở. Sau lứa dế đầu tiên, hai anh giữ lại lứa dế sinh sản để cho đẻ trứng, lấy nguồn dế nuôi cho những đợt tiếp theo. Tag: may thoi khi

“Kiến thức nuôi dế chủ yếu là tham khảo trên mạng, cộng với qua lần nuôi đầu tiên, tôi thấy con dế khá dễ tính và cách chăm sóc cũng không quá cầu kì, với lại thị trường chuộng nên đầu tư vào giống vật nuôi này là cũng khả quan”, anh Hoàng chia sẻ.

Trong đợt bán đầu tiên, hai anh bán được gần 10 triệu đồng tiền dế thương thương phẩm, chủ yếu bán cho các khách hàng ở tỉnh Bình Định và các nhà hàng trong tỉnh. Anh Hoàng còn cho biết, đợt dế lần này trại dế của anh được rất nhiều khách hàng đặt mua.

“Đợt đầu thu nhập chưa cao do phải nhập trứng giống và quá trình sơ chế chưa hợp lý, nhưng nay chúng tôi đã chủ động được nguồn giống nên dự tính thu nhập những đợt sau sẽ cao hơn”, anh Khiêm cho biết.

Hiện, trại dế của anh Hoàng và anh Khiêm có 6 chuồng. Mỗi chuồng có chiều dài 2m, rộng 1,5m, có độ sâu 0,8m. Mỗi đợt nuôi kéo dài từ 30 -35 ngày (tính từ khi dế nở) là dế đã đủ điều kiện để xuất bán. Với giá bán dế thương phẩm trên thị trường hiện nay là 200 nghìn/kg, sau mỗi đợt nuôi hai anh có thể thu về khoảng 25 triệu đồng.

Hơn nữa, để tìm hướng đi cho con dế trong tương lai và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, anh Hoàng đã lập ra một trang Facebook (Fanpage) để chào hàng, tìm đầu ra ổn định cho con dế. Tag: tôm bệnh đốm trắng

... Đến nuôi bò cạp, chồn hương

Mới đây, anh Trần Văn Hòa, ở thôn Kỳ Thọ Nam 1, Hành Đức, Nghĩa Hành đã nhờ người thân trong Đồng Nai tìm bắt và gửi về giúp gần 200 con bò cạp hoang dã (về tới nơi chỉ còn sống khoảng 60 con). Hơn nửa tháng nuôi, ban đầu chỉ có vài chục con bò cạp giống nay số lượng đã lên đến vài trăm con (sau đẻ).



Bò cạp hoang dã được anh Hòa nuôi khỏe mạnh và đẻ lứa đầu tiên

Anh Hòa cho biết, qua tìm hiểu mô hình nuôi bò cạp thương phẩm từ những trang trại phía nam thông qua mạng internet, anh biết được giống vật nuôi này ít dịch bệnh và rất được giá. Mặc khác, là người từng thành công và “phất lên” nhờ nuôi ếch nên anh Hòa không sợ khó khăn ban đầu, hơn nữa anh có hứng thú đặc biệt với giống bò cạp này.

Với dự định là nuôi bò cạp thương phẩm và con giống, tạo nguồn cung ổn định cung cấp cho thị trường trong tỉnh và xa hơn nữa nên anh Hòa đã đầu tư chuồng trại khá kĩ lưỡng. Hiện cơ sở của anh có 2 dãy chuồng, mỗi dãy có 4 ô được ngăn cách nhau với gần cả trăm con/ ô.

Theo anh Hòa, giá bán bò cạp thương phẩm hiện nay là rất hấp dẫn, khoảng 450 nghìn/kg. Nếu nuôi thành công thì sẽ mang lại thu nhập khá cho người nuôi. Bò cạp thương phẩm khi xuất bán rơi vào khoảng 80 con/kg là đạt tiêu chuẩn. Một năm có thể xuất bán được 4- 5 đợt (bò cạp mới đẻ nuôi khoảng 2 tháng rưỡi là có thể bán thương phẩm), anh Hòa cho biết thêm. Tag: tôm bệnh đốm đen

Nổi tiếng khắp tỉnh là người đã nuôi thành công chồn hương, anh Hồ Duy Trung (Hành Thiện, Nghĩa Hành) chia sẻ: Bắt đầu nuôi chồn hương vào năm 2007, nhưng mãi đến năm 2011 tôi mới bán được con đầu tiên, đó là quãng thời gian đầy khó khăn, thử thách. Chồn hương rất khó nuôi, vả lại cũng chưa có ai nuôi thành công nên cơ hội để “phất” là vô cùng hẹp. Nhưng một khi đã thành công thì tiếng lành đồn xa và cơ hội làm giàu sẽ đến với mình.

Hiện tại, trang trại nuôi chồn của anh Hồ Duy Trung có hơn 100 con chồn hương, việc bán con giống đem về thu nhập rất cao cho anh. Đặc biệt trang trại chồn hương của anh Trung luôn ở trong tình trạng "cháy hàng", khách hàng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước về đặt mua nhưng cơ sở của anh không đáp ứng kịp. Sắp tới anh Trung còn dự định đầu tư sản xuất cafe chồn.

Theo anh Trung để thành công được với những giống vật nuôi mới thì người nuôi phải luôn học hỏi không ngừng, vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm và đặc biệt phải có chí cầu tiến, sáng tạo trong quá trình nuôi.

Nguồn: 2lua.vn/article/lam-kinh-te-tu-nhung-giong-vat-nuoi-moi-5bd96b62425cc5fe1c9850b0.html