Dĩ nhiên, những cặp tiền có thể đánh phiên Á đều liên quan đến đồng JPY, AUD hoặc NZD. Trong bài viết này, tôi sẽ lấy cặp USDJPY làm vì dụ, và tôi cũng khuyến nghị anh em nên ưu tiên cặp này vì dễ đánh, độ biến động vừa phải, không phải cao cũng không quá thấp, xu hướng lại rõ ràng.

CHIẾN LƯỢC USDJPY VỚI PHIÊN Á

Chiến lược mà tôi sắp chia sẻ đây khá đơn giản, nó sử dụng phương pháp breakoutbằng price action làm nền tảng và cùng với đồ thị H1. Có thể tìm hiểu thêm hướng dẫn giao dịch forex

+ Chúng ta sẽ không sử dụng bất kỳ một indicator nào cả nên anh em không phải bận tâm về độ chậm, độ trễ, độ lag của indicator.

+ Chiến lược chỉ dành cho khung H1. Các khung khác anh em nên backtest trước khi đánh tiền thật nhé.

+ Chiến lược này dành cho USDJPY, do đó nếu muốn chuyển qua cặp AUDUSD hoặc NZDUSD thì anh em cũng nên backtest.

+ Chúng ta sẽ trade suốt phiên Á, hết phiên Á thì ngưng, không sử dụng chiến lược này nữa.

QUY TẮC VÀO LỆNH CỦA CHIẾN LƯỢC PHIÊN Á

Sau đây là những quy tắc cũng như tuần tự các bước mà anh em cần tuân thủ, khá dễ hiểu và dễ nhớ nhé anh em.

1. Chờ đợi cây nến đầu tiên của phiên Á đóng cửa.

2. Đặt hai đầu lệnh chờ BUY STOP và SELL STOP cách đỉnh và đáy của cây nến đó 2 pips.

3. Nếu 1 lệnh đã khớp thì lập tức hủy lệnh còn lại ngay để tránh vừa BUY vừa SELL.

4. Stoploss sẽ có độ dài bằng chính cây nến (khoảng cách giữa đỉnh và đáy cây nến) cộng thêm 2 pips.

5. Đặt takeprofit ít nhất là 20 pips.

Lưu ý, tất cả quá trình phân tích đều nằm trong khung H1 hết nhé anh. Không nên sử dụng khung thời gian khác.

Đó là quy trình 5 bước đặt lệnh với chiến lược phiên Á. Nếu bạn chưa hình dung ra chiến lược như thế nào thì xin mời xem ví dụ nhé.

VÍ DỤ VỀ CÁCH ĐẶT LỆNH CHIẾN LƯỢC PHIÊN Á

Sau đây là ví dụ về một chiến lược breakout trong phiên Á.



Khi phiên Á bắt đầu, chúng ta đợi cho 1 cây nến đầu tiên hình thành xong. Sau đó kẻ hai đường thẳng tại đỉnh và đáy của cây nến đó. Trong ví dụ này tôi kẻ hai đường màu tím.

Như vậy, nếu giá vượt qua (breakout) một trong hai biên này, chúng ta sẽ vào lệnh.

Trường hợp này, giá đã breakout đi xuống biên dưới, do đó lệnh SELL STOP được khớp.

Stoploss sẽ được đặt phía trên đỉnh của cây nến cộng thêm hai pips.

Takeprofit sẽ là 20 pips kể từ khi lệnh được khớp. Và kết quả là như trên.

Khá đơn giản đúng không. Không cần phải phân tích gì nhiều cả. Tuy nhiên sẽ có những lưu ý, chút nữa tôi sẽ nói sau.

Bây giờ chúng ta sang một ví dụ cho lệnh BUY:



Cây nến đỏ mà tôi đánh dấu là cây nến đầu tiên của phiên Á. Chúng ta sẽ kẻ hai biên cho nó.

Trong trường hợp này, lệnh BUY đã khớp và giá đã tăng mạnh chạm vào takeprofit.

ƯU ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC BREAKOUT TRONG PHIÊN Á

+ Đầu tiên phải nói đến là sự đơn giản, không cần indicator, không cần kiến thức gì nhiều, dễ hiểu, dễ áp dụng.

+ Chúng ta chỉ cần vào lệnh 1 lần trong 1 ngày vào thời gian cố định, không phải lăn tăn canh lệnh, không phải lo lắng bị trạng thái trade quá nhiều.

+ Chỉ cần 1 thời gian, khỏi lựa chọn cho mệt.

+ Chỉ cần 1 cặp tiền, cũng chẳng phải lựa chọn.

+ Dành cho trader không có nhiều thời gian.

HẠN CHẾ CỦA CHIẾN LƯỢC BREAKOUT TRONG PHIÊN Á

Dĩ nhiên, chiến lược này vẫn không phải là chén thánh, thậm chí còn tồn tại nhiều rủi ro nếu anh em cứ mù quáng chơi đúng 1 đòn như vậy mà không có sự chuẩn bị trước.

+ Tỷ lệ R:R sẽ không cao, phải có trailing stop hoặc thay đổi chiến lược quản lý vốn, quản lý giao dịch. Cái này thì cần phải có thời gian để backtest đưa ra quyết định. Chiến lược đặt stoploss và takeprofit = 20 pips của tôi chưa chắc phù hợp với anh em, anh em nên có chiến lược cho riêng mình.

Suy cho cùng, quản lý vốn vẫn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đặt stoploss như thế nào, đặt take profit ở đâu vẫn quan trọng hơn đặt BUY hay SELL.

Chiến lược đơn giản như trong bài này hay chiến lược phức tạp dựa trên Elliott hay Volume hay Market thì cũng giống nhau cả. Trader hơn nhau ở chỗ các phân bố lệnh để đặt và phân bố lệnh để thoát.