Bạn có biết các nước trong khối Schengen chủ yếu là các nước Châu Âu nên việc xin visa không hề dễ dàng, đặc biệt là người dân Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những kinh nghiệm xin visa schengen thực tế dưới đây nhé. Hi vọng sẽ mang đến cho bạn những nguồn thông tin hữu ích nhất giúp quá trình làm hồ sơ visa của bạn được thuận lợi hơn.

Nên hay không nên nộp lại visa Mỹ ngay khi bị từ chối?

Visa Schengen là gì?
Visa Schengen là loại visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen. Những nước này bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).

Những kinh nghiệm xin visa schengen.
1, Cần chuẩn bị kỹ các loại giấy tờ
Đối với người dân Việt Nam khi xin visa đi nước nào cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ càng các loại giấy tờ, hồ sơ của bạn tuyệt đối phải sạch và đừng bao giờ nghĩ tới chuyện làm giả bất cứ thứ gì để tránh phiền phức.

Xin Visa cũng giống như khi bạn muốn sang thăm nhà của một người lạ nào đó vậy, họ sẽ chỉ cho bạn vào nhà khi họ thực sự tin tưởng bạn. Do đó ở đây, hồ sơ xin visa của chúng ta phải thực sự minh bạch.

Hiện nay nhiều người muốn hồ sơ của mình đẹp hơn trong mắt Đại sứ quán mà đã làm giả các loại giấy tờ như: sao khê tài khoản và bảng lương; giấy sở hữu nhà đất... nhưng đây là điều tối kỵ trong quá trình xin visa. Đại sứ quán xét duyệt rất nghiêm ngặt, chính vì thế nếu bạn đã để một dấu vết không tốt thì thì khả năng bị cấm hẳn cửa vào châu Âu là hơi bị cao.
2, Xin visa Schengen nên lựa chọn nước nào dễ nhất.
Đối với các nước trong khối schengen thì xin visa của Pháp là dễ dàng nhất vì quy trình xét duyệt của Pháp thoáng hơn và linh hoạt hơn rất nhiều. Đặc biệt chặng bay sang Pháp là bay thẳng và giá vé cũng rẻ hơn so với các nước khác.

Ngoài ra bạn có thể xin visa Schengen tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Hà Lan, Séc, Ý và những nước cho phép bạn xin visa Schengen đi du lịch tự túc mà không cần thư mời nhưng quy định xin visa của các nước này lại chặt chẽ và khắt khe hơn.

3, Chuẩn bị hồ sơ xin visa schengen
Đối với mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán của một nước khác nhau thì đều có những quy định xin visa riêng. Vì việc xin visa sang Pháp dễ hơn so với các nước khác nên sau đây chúng tôi sẽ nói về việc nộp hồ sơ xin visa schengen tại Đại sứ quán Pháp.

Điều kiện xin visa châu Âu dài hạn

Để nộp hồ sơ cho ĐSQ Pháp bạn cần phải đạt đủ 2 điều kiện sau:

- Điểm nhập cảnh và xuất cảnh phải là nước Pháp: Có nghĩa là hành trình lúc bạn đến là nước Pháp và bay về Việt Nam cũng là sân bay của Pháp.

- Bạn phải ở Pháp nhiều hơn hoặc ít nhất là bằng số ngày so với các nước khác.

VD: Đã có một khách hàng đến Umove Travel làm thủ tục hồ sơ xin visa schengen, theo lịch trình chị khách này chị ấy cần ở Pháp 4 đêm và đến Hà Lan 5 đêm, nhưng chính vì để tạo được sự thuận tiện trong quá trình xin visa cho chị nên phần lịch trình của chị ấy đã phải sửa lại sao cho số đêm ở Pháp nhiều hơn hoặc bằng với số đêm ở Hà Lan. Nếu không thì chị ấy sẽ không xin được visa.

Hy vọng với những kinh nghiệm xin visa Schengen mà chúng tôi đã đúc kết phía trên sẽ là nguồn thông tin vô cùng hữu ích dành cho các bạn độc giả. Nếu các bạn gặp khó khăn gì trong quá trình làm thủ tục, rất vui lòng được hỗ trợ và tư vấn khách hàng qua số hotline: 0913 339 339 – 0912 543 009