Từ 20 cặp dúi ban đầu, sau 2 năm anh Thái Văn Xuyến (trú thị trấn Tiên Kỳ, Tiên Phước, Quảng Nam) phát triển đàn dúi của mình lên 4.000 trong đó có 2.000 con dúi sinh sản. Mỗi năm, anh Xuyên xuất bán ra thị trường hàng tấn dúi giống và thương phẩm.

Anh Xuyên bắt đầu quyết định gắn bó với con dúi từ năm 2014. Thời điểm đó, anh đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 10 cặp dúi về nuôi. Tuy nhiên, khi dúi đang phát triển tốt và đã có thu nhập ổn định thì trận lũ năm 2017 đã cuốn đi toàn bộ số dúi của gia đình khiến anh lâm vào cảnh trắng tay. Tag: vi khuẩn vibrio


“Sau trận lũ đó, trong nhà tôi còn đúng 500 ngàn đồng. Tuy nhiên thấy được hiệu quả của con vật này nên tôi quyết tâm vay mượn ngân hàng 200 triệu đồng nữa để làm lại từ đầu. Lần này, tôi đã mua 20 cặp dúi với giá 1,6 triệu đồng/cặp về thả nuôi và chăm sóc. Trong quá trình nuôi, tôi đã tự mình đi tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi dúi không chỉ ở các trang trại trong nước mà còn đi ra các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Camphuchia”, anh Xuyên kể.

Với quyết tâm học hỏi đó, anh Xuyên ngày càng hoàn thiện kỹ thuật nuôi dúi cho bản thân nên đàn dúi của anh không ngừng phát triển. Đến nay, sau 2 năm, anh đã có một đàn dúi với 4.000 con trong đó có 2.000 con dúi sinh sản. Tag: men vi sinh


Dựa theo quy mô trang trại của mình, anh Xuyên nhẩm tính, mỗi năm dúi để khoảng 2 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 2 con thì một dúi mẹ sẽ cho ra 4 con dúi thương phẩm. Cân nặng trung bình của mỗi con dúi xuất bán khoảng 2kg/con. Mỗi năm như vậy sẽ có khoảng trên chục tấn dúi thương phẩm và dúi giống bán ra thị trường cho thu gần 6 tỷ đồng (giá bán dúi giống thường rất cao).

Với giá bán và thu nhập cao như vậy nhưng theo anh Xuyên thì chi phí nuôi loại vật này tương đối thấp. Thức ăn chủ yếu của chúng mà gia đình anh thường sử dụng là hạt ngô, tre, mía và thân cây cỏ voi. Đây là những loại thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên và giá thành lại rất rẻ. Ngoài ra, dúi ăn cũng rất ít, mỗi ngày chỉ cần cho an 1 lần là đủ nên công chăm sóc cũng rất thấp, người nuôi không quá vất vả.

“Trong quá trình nuôi loài vật này để đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đặc biệt đến công đoạn cho dúi ăn và làm vệ sinh chuồng trại. Thức ăn của dúi phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo. Nhất là mía và tre nếu thấy phần đầu thân bị khô mốc thì cần chặt vứt bỏ chứ dúi ăn thực phẩm như vậy sẽ bị đâu bụng, tích nước và chết rất nhanh. Còn chuồng trại thì cứ 2 ngày lại dọn vệ sinh một lần để đảm bảo môi trường tốt nhất cho chúng”, anh Xuyên chia sẻ. Tag: tôm chậm lớn

Cũng theo anh Xuyên thì chỉ cần đảm bảo những yêu cầu như thế thì người nuôi sẽ thành công với mô hình này. Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm qua, anh Xuyên nhận thấy dúi rất ít nhiễm bệnh. Từ ngày gắn bó với con dúi, anh chưa hề tốn bất kỳ chi phí thuốc men nào cho con vật này.

“Chỉ trừ thiên tai như năm 2017 chứ nêu không có vấn đề gì xảy ra thì nuôi dúi mức rủi ro rất thấp. Thế nên 2 năm qua sau khi xuất bán tôi lại tiếp tục đầu tư phát triển trang trại. Đến nay, số vốn tôi đổ vào để nuôi dúi đã lên đến 3 tỷ đồng. Sắp tới tôi đang có ý định nuôi dúi theo mô hình của Trung Quốc là xây tường rào và tạo môi trường như ngoài tự nhiên và thả dúi ra chứ không nuôi nhốt nữa. Như thế dúi sẽ phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn”, anh Xuyên nói.

Nguồn: nongnghiep.vn/dang-ne-nguoi-nuoi-dan-dui-4000-con-thu-6-ty-dong-nam-post235167.html