Thường thì sau một thời gian sử dụng, công suất tháp giải nhiệt sẽ bị giảm dần. Và công suất tháp giảm ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là thương hiệu sản xuất và cách sử dụng của các doanh nghiệp. Về thương hiệu sản xuất, người dùng không thể can thiệp nhưng với yếu tố còn lại là việc sử dụng, bảo dưỡng tháp thì chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi để đảm bảo thiết bị luôn làm việc với hiệu suất cao nhất.
Trong số các giải pháp đảm bảo hiệu suất của tháp hạ nhiệt nước, xử lý nước đầu vào chính là phương án được nhiều đơn vị lựa chọn. Để biết giải pháp này được thực hiện như thế nào, quý khách có thể tham khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Vì sao xử lý nước giúp tăng hiệu quả của tháp giải nhiệt?

Nước chính là thành tố quan trọng giúp duy trì hoạt động của hệ thống tháp giải nhiệt nước. Và nếu nguồn nước có bất kỳ vấn đề nào thì đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của thiết bị. Ví dụ, nếu nước đầu vào tháp sạch sẽ thì thiết bị sẽ làm việc tốt, duy trì hiệu suất cao. Nhưng nếu nước có thành phần là các kim loại nặng thì sẽ dễ gây ăn mòn, cáu cặn hoặc phát triển vi sinh vật trong hệ thống tuần hoàn. Cáu cặn, rong rêu bám dính trên đường ống, bề mặt giải nhiệt sẽ làm tắc nghẽn đường ống, suy giảm tốc độ dòng chảy và giảm hiệu suất giải nhiệt nói chung. Do đó, chúng ta cần phải xử lý nước đầu vào của tháp để kiểm soát hiện tượng cáu cặn, rong rêu, ăn mòn, giúp thiết bị luôn duy trì hiệu suất làm việc ổn định.

Cách xử lý nước cho tháp giải nhiệt công nghiệp

Để duy trì công suất tháp giải nhiệt, các doanh nghiệp cần xử lý nước đầu vào. Việc xử lý nước bao gồm các công việc như: loại bỏ rác thô (rác, lá cây, rong rêu,…) làm tắc nghẽn hệ thống làm mát; loại bỏ chất lơ lửng trong nước để hạn chế tích lũy cáu cặn hoặc nguy cơ ăn mòn; loại bỏ khí cacbonic dư thừa và kim loại trong nước như sắt, mangan; ức chế sự phát triển của các vi sinh vật trong hệ thống làm mát; loại bỏ kiềm, muối hòa tan, vi sinh vật – tác nhân gây ăn mòn tháp,…

Những phương pháp xử lý nước tháp hạ nhiệt cụ thể là:

– Làm mềm nước, khử kiềm và trao đổi ion để loại bỏ những chất khoáng gây cáu cặn trong nguồn nước cấp.
– Dùng hóa chất trung hòa nước để giảm độ pH của nước, từ đó giảm nguy cơ hình thành cáu cặn hoặc ăn mòn trong hệ thống tháp giải nhiệt cooling tower.
– Đưa hóa chất ức chế cáu cặn vào hệ thống tuần hoàn của tháp hạ nhiệt nước.
– Thực hiện xả đáy định kỳ hoặc liên tục để ngăn chặn tình trạng kết tụ chất khoáng trong tháp giải nhiệt. Từ đó, hiện tượng cáu cặn trong hệ thống được kiểm soát một cách hiệu quả.
– Áp dụng phương pháp vật lý như lọc hoặc cạo gỉ để ngăn chặn sự hình thành cáu cặn trong hệ thống làm mát nước.

Những biện pháp trên đây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì công suất tháp giải nhiệt cũng như độ bền của thiết bị. Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn kỹ hơn về việc sử dụng, bảo trì tháp làm mát nước, quý khách đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số máy 0912 370 282 để nghe giải đáp miễn phí.

|| Tham khảo: Đặc điểm cấu tạo thiết kế dòng tháp giải nhiệt Tashin TSB