Ở cả con người và côn trùng, khả năng tham chiến phụ thuộc chính vào dân số của loài.

Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy xã hội hiện đại có nhiều điểm tương đồng so với một số loài kiến nhất định, hơn cả những động vật họ hàng gần nhất với loài người chúng ta như tinh tinh hay các giống linh trưởng khác.

Không có con tinh tinh nào phải xây dựng đường cao tốc, luật giao thông và cơ sở hạ tầng; hay làm việc trong nhà máy cũng như làm việc nhóm phức tạp; hoặc phân công lao động một cách hiệu quả…

Lý do là xã hội của tất cả các loài đều có tổ chức phụ thuộc vào quy mô, duy chỉ có loài người và một vài loài côn trùng nhất định có mật độ dân số lên đến cả triệu cá thể. Chẳng hạn một cộng đồng tinh tinh với hàng trăm thành viên nhưng lại không thể giải quyết được vấn đề sức khỏe cộng đồng, trong khi thậm chí một số đàn kiến còn có đội phụ trách vệ sinh riêng. Cho dù hội tụ đủ trí thông minh (ở con người) hoặc di truyền (như loài kiến), vẫn cần một số yếu tố khác để đảm bảo các cá thể chung sống hài hòa với nhau trong một thời gian lâu dài.

Tuy nhiên, quy mô nhóm càng lớn, càng đa dạng thì càng khó kiểm soát, và có thể xảy ra những xung đột. Khi xem xét về sự tương đồng giữa con người và côn trùng, người ta phát hiện ra nhiều điểm chung về sự tồn tại của chiến tranh ở cả hai loài.

Từ “chiến tranh” được sử dụng ở đây có vẻ chưa hợp lý lắm khi mô tả các sự xung đột giữa động vật và con người trong thời kỳ đầu. Cụm từ này bao hàm cả cuộc bố ráp hoặc các cuộc tấn công nhỏ, hay thậm chí chỉ xuất phát từ một phía.


Một cộng đồng nhỏ kiến hiếm khi chấp nhận những rủi ro lớn. Ví dụ như kiến Odontomachus bauri (một loài kiến thuộc phân họ Ponerinae, trong tiếng Anh được gọi là "trap jaw ant" - kiến hàm bẫy), có đàn với chỉ vài chục cá thể làm tổ trên một cành cây thối rữa. Với một cái tổ mà “có cho cũng chẳng ai lấy” như vậy thì mọi xung đột giữa “hàng xóm” với nhau được giải quyết bằng cách một trong hai bên tự bỏ đi thay vì lựa chọn bạo lực. Tag: Cong ty diet con trung

Điểm này cũng tương đồng với những nhóm người sống bằng nghề săn bắn hái lượm, như tổ tiên xa xưa của chúng ta thường làm. Họ có ít của cải và cũng chẳng có nơi cư trú lâu dài nào để bảo vệ, thế nhưng những cuộc thanh trừng lẫn nhau vẫn không chừa họ ra. Khi mối quan hệ láng giềng trở nên xấu đi, họ sẽ chọn cách di dời đi chỗ khác cho “yên thân”. Nếu cần phải trả thù, họ chỉ lẻn vào lãnh thổ của đối phương, giết một hoặc hai người rồi lẩn ra ngoài.

Khi xã hội loài người phát triển, các hình thức xâm lược cũng thay đổi về quy mô và cường độ. Trên đảo New Guinea, các bộ lạc bản địa từng duy trì phương thức giao chiến truyền thống. Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ đối mặt từ xa để ném giáo hoặc bắn cung tên về phía đối thủ, nơi các mục tiêu được che chắn chủ yếu bằng khiên gỗ. Những trận đánh này chủ yếu mang tính biểu tượng chứ không gây nhiều nguy hiểm, do đó số người thương vong cũng rất ít. Nếu đôi lúc các cuộc đối mặt như vậy diễn ra ở cự ly gần hơn, họ có thể kết thúc cuộc chiến để tránh gây leo thang căng thẳng.

Trong cuốn sách Journey to the Ants: A Story of Scientific Exploration (tạm dịch: Hành trình đến với loài kiến: Câu chuyện khám phá khoa học), hai nhà sinh vật học Bert Hölldobler và Edward O. Wilson không gọi các cuộc tranh chấp như vậy là “đánh nhau”, mà xem các cuộc đụng độ này đã được nghi thức hóa giống như những gì xảy ra trong tổ của kiến mật (Honeypot ant). Tag: Dich vu diet con trung

Theo đó, kiến mật ăn thịt mối. Nếu hai nhóm kiến cùng đi qua con mồi béo ngậy này, chúng sẽ tập trung tại một điểm thi đấu để giành con mồi. Nhìn chung, kích thước và số lượng sẽ quyết định bên nào giành chiến thắng. Khi một bên nhận thấy mình bị chênh lệch hơn quá nhiều, các con kiến sẽ nhanh chóng rút lui.

Có những cách khác để tránh việc đụng độ. Theo ghi chép của nhà sinh vật học Mark W. Moffett của Viện nghiên cứu Smithsonian (Mỹ), một loài kiến ở Ecuador với cộng đồng có quy mô trung bình đáp trả lại cuộc tấn công từ các kẻ thù mạnh hơn bằng cách lăn sỏi chặn lối vào tổ nhằm bít kín lối đi, tránh bị tấn công. Phương pháp này được sử dụng bởi người Cappadocian cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Với loài “kiến nổ” (tên khoa học là Colobopsis explodens) trên đảo Borneo ở Thái Bình Dương, khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo. Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.

Quy mô dân số ở loài kiến và con người đều phát triển từ những cuộc tấn công nhỏ mang tính hình thức sang các cuộc chiến tranh toàn diện. Những cuộc chạm trán giữa các đàn kiến Argentina, một loài xâm lấn đang phân bố ở miền Nam California, Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, khiến hàng triệu cá thể bị chết mỗi tuần ở dọc đường biên giới kéo dài hàng dặm gần San Diego. Không có súng và bom, những con kiến sử dụng sức mạnh của số đông để áp đảo đối thủ, tập trung xung quanh và tách đối phương thành nhiều phần nhỏ để tiêu diệt.

Một lý do gây ra chiến tranh trong các cộng đồng có dân số lớn, giữa cả loài kiến và con người, đơn giản là vấn đề kinh tế. Các cộng đồng cư dân lớn có năng suất bình quân đầu người cao hơn, do đó họ cần nuôi ít nguồn lực hơn để chu cấp cho mỗi cá nhân. Kết quả là một lực lượng lao động dự bị sẽ nhanh chóng được triển khai khi cần thiết, ở loài kiến đó là kiến lính. May mắn thay ở xã hội loài người, nguồn nhân lực như vậy không chỉ ở trong quân đội mà còn nhiều lĩnh vực khác như giải trí, khoa học, nghệ thuật. Tag: Cong ty diet muoi

Thay vì ẩn nấp sau những viên đá như loài kiến ở Ecuador, con người có thể lựa chọn cách xây dựng liên minh, thứ mà loài kiến không có được. Điều đó giải thích tại sao loài người đang thống trị Trái Đất này.

Nguồn: nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/diem-chung-giua-kien-va-con-nguoi-trong-cac-cuoc-xung-dot-51011.html