Phú Bình là huyện có thế mạnh về chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên và cũng là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (ngày 5-3). Nhận thấy loại dịch bệnh này sẽ lan rộng và gây hậu quả rất nghiêm trọng, lãnh đạo huyện đã kịp thời chỉ đạo người nông dân chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm, động vật ăn cỏ và đến nay đã mang lại hiệu quả tích cực.


Ngày 5-3, dịch tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện, tại hộ chăn nuôi của anh Dương Văn Phúc ở xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh với 36 con lợn mắc bệnh, hơn một tấn lợn đã bị tiêu hủy. Sau đó, dịch lây lan rất nhanh ra 149 xóm tại 15 xã trong huyện, phải tiêu hủy gần mười nghìn con lợn với trọng lượng hơn 500 tấn và địa phương không thể tái đàn cho nên thiệt hại là rất lớn.

Bí thư Huyện ủy Phú Bình Đỗ Đức Công cho biết: Chúng tôi chỉ đạo, cùng với việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống ASF thì nông dân ở những nơi có điều kiện cần chuyển hướng và đẩy mạnh chăn nuôi nuôi gà, vịt, bò, cá để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, bù đắp sản lượng thực phẩm bị thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu, ổn định thị trường ở địa phương. Tag: phần mềm nuôi tôm

Đến nay, huyện đã khống chế được tốc độ lây lan nhanh của ASF, công bố hai xã là Tân Khánh và Úc Kỳ hết dịch. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Anh Dương Văn Phúc tâm sự: Khi thấy lợn ốm, chết rất nhanh, cán bộ thú y lấy mẫu xét nghiệm, sau đó cho biết đàn lợn bị ASF phải tiêu hủy hết, thiệt hại rất lớn cho nên gia đình rất hoang mang. Nhưng được lãnh đạo huyện cho biết, sẽ được hỗ trợ thiệt hại, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nên gia đình chuyển hướng chăn nuôi vịt.

Khi toàn bộ đàn lợn bị tiêu hủy, gia đình anh Phúc nuôi 400 con vịt, sau khoảng hai tháng bán lãi 12 triệu đồng, hiện nay đang nuôi lứa thứ hai 500 con đang phát triển tốt. Tương tự như vậy, sau khi lợn bị tiêu hủy do dịch ASF, gia đình anh Dương Văn Nam cũng ở xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh chuyển sang nuôi hơn một nghìn con gà đồi, đang chuẩn bị xuất bán.

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Thanh Giao cho biết: Phú Bình là huyện bán sơn địa, các xã vùng “Tứ Tân” với diện tích đất gò đồi rất lớn cho nên có thế mạnh chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà. Gà đồi Phú Bình được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Khi ASF bùng phát và lây lan gây thiệt hại rất lớn, chúng tôi chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ nông dân về vốn, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm, động vật ăn cỏ và đến nay đã mang lại hiệu quả, giúp nông dân giảm bớt khó khăn. Tag: phần mềm nuôi gia súc

Đến các xã vùng gò đồi “Tứ Tân” như Tân Kim, Tân Khánh, Tân Hòa, nơi có diện tích đồi đất thấp rất lớn, dưới tán rừng, thấy chăn nuôi gà phát triển rất mạnh. Khi đàn gà còn nhỏ, nông dân nuôi bán công nghiệp, khi khi gà đã lớn thì thả nuôi dưới tán rừng để phát triển tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon. Trước khi ASF xuất hiện, đàn gia cầm của huyện là 2,5 triệu con, nhờ đẩy mạnh chăn nuôi cho nên đến nay tăng lên ba triệu con.

Phát huy kinh nghiệm và thế mạnh vốn có, khi dịch ASF xuất hiện, ông Dương Văn Thịnh ở xóm Ngò, xã Tân Khánh mua 15 con bò về, kết hợp thức ăn thô và thức ăn tinh để vỗ béo. Dự kiến, tới đây sẽ xuất bán, mỗi con sẽ lãi từ một đến vài ba triệu đồng. Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Quang Hải cho biết: Dù chưa có thống kê chính thức, nhưng đàn gia súc ăn cỏ trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng lên.

Mặc dù ngân sách khó khăn, nhưng quan điểm của lãnh đạo huyện Phú Bình là sau khi công bố hết ASF đối với các xã, huyện sẽ cố gắng hỗ trợ hết số lợn bị tiêu hủy theo quy định để giảm bớt khó khăn cho nông dân, có vốn để tiếp tục chăn nuôi hoặc chuyển hướng chăn nuôi gia cầm, động vật ăn cỏ, thủy sản. Tag: pha dung dịch thuỷ canh

Nguồn: nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/40547702-phu-binh-chuyen-huong-chan-nuoi-khi-dich-ta-lon-chau-phi-lan-rong.html

View more random threads: