Cứng khớp vai (viêm co rút khớp vai) còn được gọi là sự dính của bao khớp là nguyên nhân gây đau và cứng bên trong khớp, càng ngày khớp càng trở nên khó vận động. Triệu chứng thường gặp khi bị cứng khớp vai là người bệnh có cảm giác đau vai, hạn chế vận động vai: khó đưa tay sau lưng lấy bóp trong túi quần, mặc áo ngực, chải đầu; không nằm để tay sát xuống giường được; hoặc cứng khớp vai rõ rệt ở giai đoạn trễ,…

Những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng cứng khớp vai
- Sự mất cân đối và thoái hoá cột sống cổ

- Những chấn thương vùng cổ do chơi tennis, bóng đá hoặc tai nạn xe máy.

- Chấn thương trực tiếp ở vai như rách dây chằng vai, viêm bao hoạt dịch, căng cơ và khớp ở vai

- Di chứng sau phẫu thuật
Cứng khớp vai nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến co rút dày bao khớp vai gây mất chức năng vận động, đau nhức kéo dài lan lên cổ hoặc xuống cả cánh tay, teo cơ, xệ vai, loãng xương vai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Do đó, để hỗ trợ điều trị vật lý trị liệu cứng khớp vai dứt điểm người bệnh phải cần kiên trì và thực hiện đúng phương pháp cũng như tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị.

Phục hồi chức năng khớp vai như thế nào?
Để cải thiện tầm vận động của khớp vai khi bị cứng khớp vai, không thể không áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Các thuốc chống viêm giảm đau chỉ giúp kiểm soát đau nhưng không giúp giải phóng bao khớp bị dính, cứng do viêm và xơ hóa.

Phục hồi chức năng cứng khớp vai là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu cứng khớp vai cũng như tập các bài tập vận động nhằm giúp bệnh nhân giảm đau, giảm tình trạng co cứng, sớm hồi phục chức năng vận động.

- Kéo nắn trị liệu bằng tay: Có thể dùng liệu pháp kéo nắn trị liệu bằng tay để gây dãn bao khớp vai sau khi gây tê dây thần kinh trên vai. Việc kéo nắn trị liệu bằng tay cần được làm bởi những thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm để tránh gây rách bao khớp hoặc gãy xương cánh tay.

- Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp vật lý có tác dụng chống viêm, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cho khớp vai như: sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng, paraffin, bức xạ hồng ngoại, điện xung, điện di ion thuốc.
- Vận động trị liệu: Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng khớp vai với mục đích làm dãn bao khớp, bóc tách các vị trí bao khớp bị dính, phục hồi lại diện tích bao khớp như ban đầu.

- Tập với dụng cụ: Có thể sử dụng các bài tập với dụng cụ để hỗ trợ, như tập với gậy, tập với thang gióng, tập với tay quay kiểu lái tàu thủy. Các động tác tập với dụng cụ để bổ xung và tăng cường thêm sau khi bệnh nhân được kéo nắn hoặc tập theo tầm vận động của khớp vai.

Cứng khớp vai là bệnh khá phổ biến mà nhiều người hay mắc phải do đó, lựa chọn một phương pháp hỗ trợ điều trị đúng đắn sẽ giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh cũng như không tốn quá nhiều thời gian và tiền của. Các loại thuốc tây có thể giúp bạn giảm các cơn đau tuy nhiên khi bạn ngưng sử dụng thuốc thì nó sẽ lại tái phát.

Hỗ trợ điều trị Cứng khớp vai bằng phương pháp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một trong những phương pháp an toàn, không phẫu thuật, không dùng thuốc mà chủ yếu dựa vào yếu tố con người là tăng cường khả năng tự hồi phục các khớp vai thông qua các tác nhân vật lý như dùng nhiệt, dùng điện cùng sự hướng dẫn các bài tập vận động của các bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ giúp bạn đưa khớp vai về trạng thái ban đầu.

Với đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc Vật lý trị liệu như máy Siêu âm hỗ trợ điều trị, máy kích thích điện, hệ thống kéo cột sống, máy thấu nhiệt sóng ngắn và hồng ngoại,…. và các dụng cụ tập vận động, DỊCH VỤ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ TP.HCM là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có bệnh cứng khớp vai.

Tham khảo thêm phục hồi chức năng sau tai biến tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn/phu...-tai-bien.html