đơn giá xây dựng khách sạn 3 sao - Để đánh giá một cách khách quan và toàn diện các kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong 6 tháng đầu năm, cần nhìn nhận đầy đủ bối cảnh quốc tế và trong nước trong thời gian qua. Kinh tế thế giới đã được dự đoán từ trước là đang trong xu hướng tăng trưởng chậm lại và dự báo gần đây lại được điều chỉnh giảm hơn, các yếu tố rủi ro liên quan đến căng thẳng thương mại làm suy giảm niềm tin kinh doanh, các điểm nóng địa chính trị vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế trong nước gặp không ít khó khăn thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp, dịch tả lợn châu Phi vẫn lan rộng,...



đơn giá xây dựng khách sạn 3 sao - Lợi suất đầu tư như thế nào được đánh giá tốt nhất

Trong bối cảnh đó, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đã giảm so với cùng kỳ năm trước (6,76% so với 7,05%) là có thể hiểu được, vì mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2018 được coi là khá "đột biến". Hơn nữa, mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2019 vẫn cao hơn so với tăng trưởng 6 tháng đầu năm cả giai đoạn 2011-2017, nên mặc dù tăng trưởng có chậm lại nhưng nền kinh tế vẫn chưa được coi là mất "đà" trong xu hướng phục hồi (quý II năm 2019 tăng trưởng 6,71%, chỉ giảm nhẹ so với 6,73% cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, với mức tăng trưởng 6,76%, Việt Nam vẫn là nước có tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực.

Các diễn biến kinh tế vĩ mô khác là khá khả quan như lạm phát đang được kiểm soát, lãi suất và tỷ giá khá ổn định, thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng, hội nhập quốc tế có bước tiến mạnh mẽ,… Xếp hạng tín nhiệm của S&P, Fitch đều nâng hạng là minh chứng khá rõ cho việc đánh giá tình hình ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có cải thiện.

Còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ, theo tôi gồm: về phía cung, ngành dịch vụ mặc dù dư địa tăng trưởng lớn nhưng 6 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng thấp hơn GDP, nông nghiệp tăng trưởng yếu. Về phía cầu, tiến độ giải ngân đầu tư công và vốn ODA vẫn chậm, tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng giảm mặc dù hiệp định CPTPP đã có hiệu lực.

PV: Vài tháng trước, sau khi có đợt tăng mạnh giá điện và xăng dầu, đã có một số đánh giá khả năng duy trì lạm phát dưới 4% là rất khó khăn. Ông nhận định thế nào về thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay?

GS. Trần Thọ Đạt: Trong quý I và đầu quý II đã có nhiều đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp tổng cộng lên đến gần 20% và tăng giá điện 8,36%. Tuy nhiên, bình quân lạm phát 6 tháng chỉ là 2,64%, thấp nhất trong 3 năm gần đây. Lý do có thể được giải thích là giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng chậm đã triệt tiêu phần nào tác động của tăng giá điện và xăng dầu đến CPI bình quân, trong tháng 6 lại có một số đợt giảm giá xăng. Chúng tôi cho rằng lo ngại về tác động "vòng 2" của tăng giá mạnh điện và xăng dầu đến nay cơ bản đã không còn, công tác điều hành giá đã khá chủ động, linh hoạt về liều lượng và thời điểm, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của năm.

Lạm phát cơ bản hiện tại vẫn khá ổn định, bình quân 6 tháng ở mức 1,87% chỉ nhích nhẹ so với các tháng trước, tạo tiền đề cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng hiện nay là chủ động, linh hoạt trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. Mặc dù rủi ro áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn còn, đặc biệt là có thể có những biến động trong giá xăng dầu thế giới, nhưng nhiều tính toán dựa trên mô hình dự báo định lượng hiện nay đều cho thấy khả năng lạm phát bình quân cả năm vượt mức trần 4% là khó xảy ra.

PV: Ông vừa đề cập đến việc điều hành của NHNN, vậy ông dự báo thế nào về khả năng biến động lãi suất từ nay đến cuối năm?

GS. Trần Thọ Đạt: Lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào biến động của các biến số kinh tế vĩ mô khác như tỷ giá, lạm phát, cán cân thanh toán, vào thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong nước và rõ ràng chúng ta cũng không thể miễn nhiễm với biến động của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế (chẳng hạn FED thay đổi lãi suất).

Với khả năng biến động của lạm phát và tỷ giá dự báo như hiện nay, nếu không có những biến động đặc biệt trên thị trường quốc tế thì lãi suất cơ bản sẽ giữ ổn định và khả năng giảm lãi suất là khó xảy ra. Có một số nguyên nhân khiến lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức hiện tại, thậm chí có thể tăng nhẹ bao gồm: các kênh huy động vốn cạnh tranh khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh với lãi suất không giảm, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục huy động vốn khi dư địa tăng trưởng tín dụng tổng thể từ nay đến cuối năm còn nhiều, đồng thời ngân hàng cần tiếp tục đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, kết quả là nhu cầu huy động vốn vay trung và dài hạn sẽ tăng lên.

Lãi suất cho vay cũng sẽ tương đối ổn định ở mức như hiện nay vì các ngân hàng thương mại sẽ phải cân đối giữa nhu cầu vay, đặc biệt là nhu cầu cho vay cá nhân tăng lên với việc đáp ứng và duy trì chuẩn Basel II.

PV: Thế còn biến động của tỷ giá và cách thức điều hành tỷ giá trung tâm hiện nay thì sao thưa ông?

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/don-gia-x...khach-san.html