Khe tiếp giáp giữa hai nhà tại các khu dân cư do thi công sát nhau lại không cùng một thời gian, không trát được khe tường tiếp giáp, không lắp đặt được máng thoát nước và do cả sự co lún không đồng đều giữa 02 móng nên khi mưa, nước mưa sẽ ngấm xuống khe lún giữa hai nhà gây nên hiện tượng thấm dột.
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
II. Quy trình thi công chống thấm:
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết cho thi công
a. Dụng cụ
- Bàn chải sắt, chổi, bình ga, đèn khò propan …
- Dụng cụ hoặc thiết bị khác cho công tác chống thấm ở những nơi cần thiết.
b. Vật liệu
- Màng chống thấm Companit
- Sikaproof Membrane
2) Thi công
a. Xử lý bề mặt.
- Đục tẩy khe tiếp giáp giữa hai nhà tới cốt gạch xây hoặc cốt bêtông của cả hai nhà.
- Vệ sinh công nghiệp bằng máy đảm bảo cốt bêtông không dính vữa yếu và các tạp chất khác.
b. Thi công chống thấm.
- Dùng bình gas đèn khò khò khô đảm bảo bề mặt không ẩm nước nhằm tăng độ bám dính tối ưu của vật liệu xuống bề mặt.
- Khò nóng chảy màng chống thấm bám chặt vào cốt sàn bêtông dọc theo khe tiếp giáp (khổ rộng từ 20 – 40cm tuỳ từng hiện trạng thấm dột của công trình). Màng chống thấm này có tác dụng ngăn nước mưa ngấm xuống khe tiếp giáp, sợi gia cường trong màng chống thấm có ưu điểm chịu lực khi móng giữa hai nhà có hiện tượng co lún chưa ổn định.
- Láng bảo vệ bề mặt vật liệu chống thấm để hoàn thiện như hiện trạng ban đầu.
Nguồn web: https://vatlieuchongtham247.com/