Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết tăng, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh, ngăn chặn ổ dịch phát tán.

Theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội, đến nay 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở một số địa bàn như: Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đống Đa, Cầu Giấy…

Nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết

PGS.TS Hoàng Công Đắc, nguyên Phó giám đốc bệnh viện E cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới dịch sốt xuất huyết là virus Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn). Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm virus Dengue. Sau đó virus này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.

Khả năng sinh sản của muỗi rất nhanh, đặc biệt ở những nơi khu dân cư tập trung, mất vệ sinh… Muỗi phát triển đồng nghĩa dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Những triệu chứng sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, từ 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiệu đau dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể nổi mẩn, xung huyết ở lỗ chân lông. Tag: diet con trung tai nha

Người có biểu hiện nặng sẽ xuất hiện chấm xuất huyết ở ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu… Bên cạnh đó, người bệnh còn có những biểu hiệu như đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người rũ rượi. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong.


Cách phòng ngừa dịch sốt xuất huyết

Nguyên nhân chính là do muỗi mang trong mình virus Dengue. Do đó, PGS.TS Đắc cho hay, việc đầu tiên để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết là vệ sinh nơi ở, vườn tược sạch sẽ. Không để quần áo ẩm mốc, là chỗ trú cho muỗi. Bên cạnh đó, cả gia đình nên ngủ trong màn để tránh muỗi đốt, kể cả ban ngày. Phun thuốc diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết. Tag: diet moi tai nha gia re

Cách điều trị sốt xuất huyết

Theo PGS.TS Hoàng Công Đắc, những người có triệu chứng sốt xuất huyết nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.

Người bị sốt xuất huyết chỉ được uống thuốc hạ sốt paracetamol. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc giảm đau hạ sốt gây ra biến chứng của bệnh sốt xuất huyết như Aspirin, steroid. Nếu dùng sai thuốc hạ sốt sẽ gây ra triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc dạ dày, tá tràng, nôn ra máu rất nguy hiểm.

Các bệnh nhân điều trị tại nhà cũng cần lưu ý dùng thuốc hạ sốt phải đúng liều. Thuốc hạ sốt không thể cắt sốt ngay được mà chỉ giúp bệnh nhân hạ sốt. Ngoài ra, bệnh nhân không vì lo lắng mà tự ý tăng liều gây suy gan làm tình trạng bệnh nặng hơn, rất khó điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị sốt xuất huyết cần bổ sung đủ nước bằng cách ăn cháo lỏng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày đồng thời uống thêm oresol để bù chất điện giải. Bởi khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sốt cao, nôn liên tục, bị thiếu nước kéo dài dễ dẫn đến trụy mạch rất khó cứu chữa. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Hơn nữa, bệnh nhân không nên tự ý truyền dịch tại nhà hay lạm dụng truyền dịch. Dù bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều nước nhưng nếu cơ thể bị thừa nước gây ra phù phổi cấp cũng sẽ dẫn tới tử vong.

Bện sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh mà chỉ lây qua muỗi muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Vì thế, người nhà không nên xa lánh mà cần chăm sóc, động viên người bệnh.

Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ các vũng nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày tại nơi có dịch sốt xuất huyết.

Nguồn: vietq.vn/bac-si-canh-bao-dich-sot-xuat-huyet-lan-rong-nguy-hiem-den-suc-khoe-d162599.html