Khi tiếp cận những thông tin không tốt, người tiêu dùng hoang mang, không khỏi thắc mắc loại tương ớt gia đình đang sử dụng – Chin-su tương ớt có thật sự nguy hại với người dùng không? Công ty Masan – “cha đẻ” của sản phẩm này chắc chắn: tương ớt Chin-su luôn chấp hành các quy định của Việt Nam và Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), đảm bảo an toàn cho người sử dụng ở bất kỳ nơi nào.

Tương ớt Chin-su là sản phẩm của Công ty CP hàng tiêu dùng Masan (thành viên thuộc Tập đoàn Masan). Trải qua hơn thập kỷ chinh phục món ăn Việt, tương ớt Chin-su dần khẳng định vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm hiện được phân phối trên toàn quốc, được nhiều gia đình đón nhận như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.. Nhưng trên hành trình này, “đứa con” của Masan không tránh khỏi những thông tin tiêu cực hay những lời đồn không đúng sự thật.



Tương ớt Chin-su có mặt ở rất nhiều siêu thị uy tín trên toàn quốc

Vừa qua, trên trang thông tin của thành phố Osaka đăng tải hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su đã bị chính quyền thành phố tịch thu do có chứa chất bảo quản acid benzoic – chất bị cấm dùng trong tương ớt ở Nhật Bản. Tuy nhiên đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết chưa nhận được thông tin chính thức từ phía cơ quan quản lý thực phẩm của Nhật Bản, chỉ ghi nhận thông tin phản ánh trên báo chí. Từ sự việc này đã có không ít tin đồn và những đánh giá vội vàng cho rằng tương ớt Chin-su không an toàn cho sức khỏe, khiến người tiêu dùng trong nước vô cùng khó chịu.

Thực chất tương ớt Chin-su có độc hại không?Thực ra, tương ớt Chinsu có nguy hại như lời đồn không?Tương ớt Chinsu có nguy hại đối với sức khỏe người dùng không?Tương ớt Chinsu ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe người tiêu dùng?

Acid benzoic (công thức hóa học C7H6O2) thuộc nhóm các chất bảo quản được dùng với dự định sẽ làm chậm tiến trình phân hủy thực phẩm do vi khuẩn, men và nấm mốc. Đây là chất có trong danh mục chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (Codex) của LHQ ban hành. Hiện đang có 186 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Canada.

Việc quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở mỗi quốc gia là khác nhau, dựa theo công nghệ sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề acid benzoic dùng cho tương ớt Chin-su tại thị trường Việt Nam mà không dùng cho thị trường Nhật Bản không đồng nghĩa với việc tương ớt Chin-su bẩn hay độc hại. Xét một cách khách quan, hiện vẫn có nhiều chất mà các nước trên thế giới dùng nhưng Việt Nam lại cấm.

Masan đã phát đi thông tin chính thức: Tính đến thời điểm vụ việc xảy ra, Masan chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-Su tại thị trường Nhật Bản, nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam hoặc sản phẩm không rõ xuất xứ. Riêng về hàm lượng acid benzoic có trong sản phẩm, Masan đã sản xuất và thực hiện đúng đúng theo quy định. Tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quản lý phụ gia thực phẩm, hàm lượng acid benzoic tối đa trong tương ớt là 1 gr/kg. Trong khi đó, tương ớt Chin-su chứa 0,41g – 0,45g/kg acid benzoic, không vượt quá hàm lượng cho phép, không có khả năng nguy hại.

Liên quan đến vụ việc này, người tiêu dùng tiếp tục với thắc mắc tương ớt Chin-su có độc hại không khi kết hợp cùng thực phẩm có vitamin C? Vì nhiều thông tin cho rằng sử dụng acid benzoic để bảo quản các thực phẩm giàu vitamin C sẽ xảy ra phản ứng tạo thành benzen gây ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là sự suy luận chưa có căn cứ. Mỗi chất phụ gia khi được Codex quyết định sử dụng trong thực phẩm đều phải trải qua 8 bước đánh giá nghiêm ngặt về độ an toàn và cách sử dụng.

> Người Nhật thích thú khi sử dụng sản phẩm tương ớt Chinsu: https://vnexpress.net/kinh-doanh/tuong-ot-chin-su-lan-dau-xuat-khau-sang-nhat-ban-3962270.html

Tại thị trường tiêu dùng trong nước, tương ớt Chin-su vẫn luôn nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, sức mua tăng đáng kể mỗi năm. Theo số liệu thống kê, công ty Masan chiếm hơn 50% thị phần tương ớt. Không những thế, Masan còn đưa thương hiệu này chinh phục “sân chơi” quốc tế. Tự tin vào chất lượng sản phẩm, tương ớt Chin-su đã có mặt tại các quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Đài Loan. Gần đây nhất là sự kiện Masan công bố tương ớt Chin-su chính thức được nhập khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đây được xem là bước tiến tích cực trong hành trình khẳng định thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tương ớt Chin-su ngày đầu tiên “trình làng” tại thành phố Osaka, Nhật Bản

Trước những thông tin tiêu cực về sản phẩm, người tiêu dùng cần phải hành động như thế nào?

Trên thị trường, những thông tin ban đầu dù chưa có kết luận chính thức có thể “giết chết” một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam. Người tiêu dùng vì thế cũng mất đi cơ hội mua sản phẩm tốt từ doanh nghiệp đó.

Do vậy, đối với những lời đồn sai sự thật ảnh hưởng đến một sản phẩm hay một thương hiệu, chúng ta không nên quá lo lắng, không nên bình luận vội vàng, thay vào đó hãy thật tỉnh táo và chờ thông tin rõ ràng từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, mỗi người nên có tinh thần tin dùng thương hiệu trong nước như là cách để thể hiện tinh thần tự hào dân tộc và giúp đất nước phát triển.

Bài viết được tham khảo từ: [/u][/color]https://www.youtube.com/watch?v=iQPFY-Uch_o