Thoái hóa khớp là một bệnh lí mạn tính, là một dạng phổ biến nhất của các bệnh lí về viêm khớp. Tình trạng này xảy ra khi sụn khớp bị mòn dần do các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng đến các phần xương chịu lực, mô mềm và dịch ổ khớp. Tình trạng thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp: khớp gối, khớp hông, vùng cột sống lưng và cột sống cổ. Vì đây là các khớp chịu lực của cơ thể.



1/ Vai trò của vật lý trị liệu:

Vật lý trị liệu xương khớp sẽ giúp bệnh nhân thoái hóa khớp: giảm đau, giảm sưng, giảm co thắt các cơ, cải thiện vận động cho cơ thể.

Cụ thể: Giai đoạn 1: giai đoạn cấp

Nghỉ ngơi khi đau, dùng gậy hỗ trợ đi lại, hạn chế hoạt động. Đeo đai, băng thun khớp gối để giảm đau. Chườm đá lạnh sẽ giúp bạn giảm đau, sưng, đỏ. Duy trì tầm vần động bằng các bài tập Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối tại chỗ như trượt gót, gồng cơ.

Giai đoạn 2: Giai đoạn mạn tính


Giảm đau, tăng tuần hoàn máu bằng các thiết bị ở phòng tập vật lý trị liệu như sóng âm, laser, điện giảm đau,.. kết hợp cùng các bài tập kéo dãn cơ để tăng hoạt động của các cơ.

2/ Người bị thoái hóa cần tránh

  1. Không lên xuống cầu thang nhiều, tránh các hoạt động leo trèo, không ngồi xổm.
  2. Không đi giày cao gót thường xuyên, tránh dùng giày dép làm từ vật liệu cứng.
  3. Không nên tham gia các môn thể thao mà lực tác động lên các khớp nhiều dễ làm tổn thương các khớp: cầu lông, tennis, bóng bàn, bóng đá.
  4. Chọn ghế ngồi làm việc cho phù hợp chiều cao cơ thể, hạn chế ngồi vắt chéo chân.
  5. Hạn chế khiêng vác vật nặng, khiêng vác vật ở tư thế đúng.
  6. Tránh dùng các thực phẩm làm gia tăng tình trạng đau, viêm.


3/ Những lưu ý cho người bị thoái hóa khớp

  1. Trước khi đứng dậy đi nên co - duỗi khớp gối hai chân nhịp nhàng 20-30 lần.
  2. Cố gắng duy trì các bài tập mạnh cơ để hỗ trợ khớp gối vững vàng hơn.
  3. Cần giảm cân khi mới có hiện tượng béo phì hoặc đã béo phì.
  4. Tránh tư thế ngồi xổm vì sẽ làm mất cân bằng lực chịu sức trên khớp gối, gây đau khi cử động và làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
  5. Khi tập đi bộ, lên xuống cầu thang, chơi thể thao nên dùng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối, giúp khớp gối vững vàng hơn.
  6. Người bệnh có thể bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, tập dưỡng sinh...
  7. Khi bị đau hoặc chấn thương khớp gối cần đi khám và chụp X-quang sớm để có cách xử trí tốt nhất, hạn chế quá trình tiến triển thoái hóa khớp dẫn đến hư khớp.
  8. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng đồ vật.
  9. Với trẻ em, cần phát hiện sớm các bệnh còi xương, chân chữ X, chân vòng kiềng, các dị tật của xương khớp, cột sống để có biện pháp chữa trị, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.


Để khắc phục tốt nhất tình trạng bệnh bạn nên tìm đến các Trung tâm vật lý trị liệu Bình Dương uy tín để được hướng dẫn và chăm sóc bệnh tình tốt nhất.