Điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà không phải là điều quá khó khăn nếu như bạn biết cách.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường được cho là vô hại và chỉ gây ảnh hưởng trên phương diện thẩm mỹ. Thực chất, bệnh khi tiến triển nặng hơn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. May mắn là nhờ vào các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại gia, bệnh có thể được kiểm soát.

Tập thể dục thể thao đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Bạn muốn xem không: Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giá bao nhiêu


Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:

Bơi lội
Đi dạo
Đạp xe
Yoga
Điều trị suy giãn tĩnh mạch với vớ chuyên dụng
Vớ (tất) giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Vớ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Nó giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.

Theo một nghiêm cứu năm 2018, những người sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch loại cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21 mmHg trong một tuần cảm thấy những cơn đau do triệu chứng của giãn tĩnh mạch đã thuyên giảm.



Dùng các chiết xuất thực vật
Một số loại sản phẩm chiết xuất từ thực vật được tin là có hiệu quả hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch, cụ thể là giãn tĩnh mạch chân. Theo nghiên cứu đã được đánh giá hồi năm 2016, chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum L.) giúp giảm cảm giác đau, nặng nề và ngứa ran vùng chân ở những người bị suy tĩnh mạch mạn tính. Suy tĩnh mạch mạn tính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân.

Một nghiên cứu đánh giá từ năm 2010 báo cáo rằng, chiết xuất từ cây thông biển (Sea pine – tên khoa học là Pinus maritima) và cây đậu chổi (Butcher’s broom – tên khoa học là Ruscus aculeatus) có tác dụng trong việc làm giảm tình trạng sưng phù chân có liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch.

Những loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật nêu trên nên được pha loãng trong dầu nền thay vì thoa trực tiếp lên da. Cách này giúp tránh bỏng da do kích ứng (do một số loại tinh dầu có khả năng gây kích ứng da), đồng thời điều chỉnh được lượng tinh dầu vừa phải, tránh lãng phí.

Dầu nền là dung dịch có thành phần chính là axit béo. Không giống với các loại tinh dầu thường tỏa mùi phảng phất và dễ bay hơi, dầu nền không mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ, không bay hơi. Một số loại dầu nền như dầu oliu, dầu dừa được biết đến với công dụng dưỡng và làm dịu da (hiệu quả thấy rõ khi dùng trên da bị cháy nắng) nên có thể bôi trực tiếp lên da.

Bên cạnh đó, chiết xuất hạt nho dùng theo đường uống cũng là một sản phẩm chiết xuất từ nguồn gốc thực vật có lợi cho các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch. Theo Viện Y tế Quốc gia Anh Quốc, uống chiết xuất hạt nho giúp giảm sưng ở phần chân dưới, cũng như giảm được các triệu chứng khác của suy tĩnh mạch mạn tính.

Tuy nhiên, người đang dùng thuốc làm loãng máu (như Wafarin) nên tránh sử dụng chiết xuất hạt nho như một thành phần bổ sung trong chế độ ăn uống. Việc làm đó có khả năng dẫn tới tương tác thuốc và làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch
Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, giúp thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn nở. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu luân chuyển một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu, nhờ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.

Thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm nhiều muối hay natri khiến cơ thể giữ nước. Cắt giảm những thực phẩm mặn giúp tránh được tình trạng này.

Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Xem chi tiết: chữa suy giãn tĩnh mạch ở đâu

-----------------------------
Phục Hồi Chức Năng - Vật Lý Trị Liệu
Cơ, Xương, Khớp & Thần Kinh Cột Sống
Điện thoại: 0968.775.915
Địa chỉ: 97 Tân Thới Hiêp 15, P. Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp.HCM
Website: phongkhamducmao.com