Trong hàng nghìn vấn đề mà mẹ sau sinh gặp phải thì rạn da sau sinh luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của các bà mẹ.Bởi tình trạng này không hề dễ dàng,cần sự kiên trì và thực hiện đúng phương pháp.Vì vậy chị em không nên bỏ qua bài viết này,sau đây là những bí kíp chăm sóc bụng rạn sau sinh cực kỳ hiệu quả chị em có thể tham khảo và áp dụng.


>>> Bạn có thể xem thêm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh trọn gói an tòa tốt nhất tại Green field Spa, đem lại cho mẹ và bé những gì tốt nhất, chăm sóc bé yêu phát triển thể chất tinh thần tốt nhất, giúp mẹ sở hữu thân hình xinh xắn đảm bảo sức khỏe tốt nhất dành cho mẹ và bé

Rạn da sau sinh là gì ?

Trong suốt quá trình mang thai,người mẹ sẽ có xu hướng tăng cân nhanh chóng,các bộ phận trên cơ thể người mẹ bắt buộc phải lớn dần lên để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển,nhất là đối với vùng bụng.Bên cạnh đó,bên dưới lớp da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi của da,khi các mô này bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển của cơ thể người mẹ theo từng giai đoạn mang thai sẽ gây ra hiện tượng rạn da.

Các vết rạn da xuất hiện vì sự đàn hồi của da không theo kịp sự phát triển của cơ thể người mẹ.Đặc biệt là phần bụng là khu vực dễ bị rạn da nhất,sau đó là các vùng như hông,đùi,ngực,cánh tay.

Do sắc tố da của mỗi người khác nhau nên màu của vết rạn da cũng sẽ khác nhau,nhưng đa số màu các vết rạn da thường bắt đầu từ màu nhạt và càng về cuối thai kỳ càng trở nên đậm màu hơn.Ngoài ra,kích thước của các vết rạn da to nhỏ tuỳ thuộc vào mức cân mẹ tăng trong suốt quá trình mang thai.

Nguyên nhân gây ra rạn da

Có một vài nguyên nhân chính gây ra tình trạng rạn da phải kể đến như sau :


>>> Bạn có thể xem ngay dịch vụ điều trị rạn da an toàn tốt nhất tại Green Field Spa giúp cho mọi người sở hữu làn da trắng sáng mịn màng tốt nhất,mẹ bé luôn xinh đẹp và tự tin về bản thân.

1. Tăng cân quá nhanh


Việc mẹ tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da sau khi sinh.

Khi mang thai,cân nặng và kích thước các bộ phận trên cơ thể mẹ,đặc biệt là phần bụng sẽ tăng lên nhanh chóng.Khi đso làn da sẽ bị kéo giãn đột ngột và không kịp thích nghi với tốc độ phát triển của cơ thể.Các sợi elastin và collagen bị đứt gãy và gây ra tình trạng rạn da.

2. Do di truyền

Nếu có người trong gia đình bị rạn da kể cả khi chưa chửa đẻ bao giờ thì nguy cơ mẹ bị rạn da sau sinh là rất lớn.Thực tế đã chứng minh,có những người đã bị rạn da ngay khi còn rất trẻ,trên da đã xuất hiện những vết rạn trắng.

3. Do độ tuổi mang thai

Độ tuổi mang thai ở phụ nữ cũng là một trong số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rạn da.

Khi mẹ mang thai ở độ tuổi còn quá trẻ,khi đó cấu trúc da chưa hoàn thiện vì vậy mà các vết rạn da rất dễ xuất hiện.Trong khí đó,việc mang thai ở độ tuổi lớn thì lúc này làn da đã trở nên lão hoá,độ đàn hồi của da cũng vì thế mà giảm sút và cũng sẽ gây ra tình trạng rạn da


4. Da khô và thiếu dưỡng chất

Những chị em sở hữu làn da khô thì khi mang thai sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn những chị em sở hữu làn da thường và da dầu.Bởi làn da khô có cấu trúc da là các sợi collagen và elastin rất yếu,dễ đứt gãy vì vậy mà làn da khô có tốc độ lão hoá cao hơn.

Thông thường mẹ chỉ chăm chú dưỡng ẩm cho da mặt mà quên mất dưỡng ẩm cho toàn thân,nhất là vùng bụng,bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của rạn da.Khi các vùng da trên cơ thể không được dưỡng ẩm và có đủ độ ẩm cần thiết thì độ đàn hồi của da sẽ kém hơn và dễ rạn da.

5. Ít vận động

Những mẹ tập thể dục đều đặn trước và trong quá trình mang thai sẽ ít có nguy cơ bị rạn da hơn so với các bà mẹ ít vận động.Khi cơ thể được vận động ,tuần hoàn máu được lưu thông,các cơ và da được giãn nở liên tục từ đó sẽ tăng độ đàn hồi cho da và giúp da thích ứng được với việc cơ thể mẹ tăng cân trong quá trình mang thai.

Mẹ bầu có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khoẻ lại phòng tránh được nguy cơ rạn da.

Những biểu hiện của rạn da

Biểu hiện ro nét nhất của rạn da là các đường rãnh màu hồng,tím hoặc nâu đỏ chạy dọc khắp vùng bụng,đùi,ngực…Các vết rạn da khá dày và sát nhau.

Các vết rạn thường gây ra tình trạng ngứa ngáy do da bị khô và căng quá mức.Đôi khi những vùng da rạn sẽ có tình trạng bong vảy trắng,những lớp vảy trắng này là các tế bào da bị tổn thương và bị đẩy lên trên bề mặt da và tạo thành vảy khô.

Những cách phòng ngừa rạn da

Một số cách mẹ có thể phòng ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của rạn da


• Dưỡng ẩm cho da : mẹ hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da để tránh da bị khô làm nguy cơ xuất hiện các vết rạn da.Các mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu dưỡng để massage bụng và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

• Nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong : để tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da,mẹ nên bổ xung cho cơ thể các nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin C,E sẽ giúp mẹ hạn chế sự ảnh hưởng của các vết rạn trên da

• Kiểm soát cân nặng : trong quá trình mang thai,nhu cầu dinh dưỡng của mẹ là rất lớn,chính vì vậy mẹ thường tăng cân rất nhiều.Nhưng mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống,nên ăn đủ chất dinh dưỡng chứ không nên ăn gấp nhiều lần khẩu phần ăn bình thường.Hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để cơ thể được cân đối và phòng tránh được tình trạng rạn da

>>> Theo: Bí kíp chăm sóc bụng rạn sau sinh cực kỳ hiệu quả xem ngay để biết đầy đủ thông tin bài viết trên, giúp mẹ bé luôn tự tin sở hữu làn da đẹp nhất sau sinh.