Vết rạn da có màu đỏ thường là các vết rạn mới hình thành. Sau khoảng thời gian các vết rạn này có thể chuyển sang màu hồng và trắng bạc. Điều trị rạn da đỏ thường đạt kết quả tốt hơn rạn da đã hình thành lâu năm.


>>> Xem ngay phương pháp trị thâm rạn da sau sinh từ thiên nhiên, được chị em thực hiện nhiều nhất hiện nay, giúp mang lại làn da trắng sáng, mịn màng chị em tự tin về bản thân trước mọi người.

Vết rạn da màu đỏ là gì? Nguyên nhân do đâu?

Vết rạn da là hệ quả do elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy. Hiện tượng này do da bị kéo căng và giãn quá mức gây các vết rạn.

Khi mới xuất hiện, vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím thẫm do các mao mạch bị tổn thương. Theo thời gian, vết rạn có xu hướng chuyển sang màu hồng nhạt và trắng bạc. Vậy nên, vết rạn đỏ thường có mức độ tổn thương nhẹ và hiệu quả trong việc điều trị.


>>> Tham khảo ngay cách trị ngứa rạn da khi mang thai đảm bảo an toàn cho mẹ và bé tránh những vấn đề khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra vết rạn da đỏ, bao gồm:

• Di truyền: là yếu tố về vấn đề da liễu, đặc biệt tình trạng rạn da. Nếu có người thân mắc phải tình trạng này, bạn sẽ có nguy cơ xuất hiện vết rạn khi dậy thì hoặc mang thai.
• Sử dụng thuốc corticoid: được dùng để điều trị một số bệnh da liễu và các rối loạn miễn dịch. Chúng làm tăng nồng độ cortisone trong cơ thể, làm giảm collagen và tăng nguy cơ hình thành vết rạn đỏ.
• Tập luyện quá mức: Luyện tập có thể cải thiện độ đàn hồi và giảm tình trạng da kéo giãn quá mức. Tuy nhiên nếu luyện tập quá mức, cơ bắp phát triển nhanh chóng vết rạn xuất hiện.
• Mang thai: là nguyên nhân gây rạn da phổ biến nhất. Lúc này, tử cung có thể phát triển lớn, khiến da bị kéo căng và gây đứt gãy collagen.
• Dậy thì: cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao, cân nặng và cơ bắp. Cơ thể phát triển đột ngột khiến cấu trúc da bị kéo giãn và tổn thương.
• Tăng cân đột ngột: là nguyên nhân khiến elastin và collagen trong cấu trúc bị hư hại.
• Nâng ngực/ phẫu thuật vòng 3: khiến cơ quan này có thể bị kéo giãn đột ngột và tạo điều kiện cho vết rạn xuất hiện.

Rạn da đỏ có nguy hiểm không?

Nhiều người lầm tưởng rạn da đỏ có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn rạn da màu trắng bạc. Nhưng, vết rạn có màu đỏ thường không gây hại đến sức khỏe.


Vậy nên, rạn da đỏ thường có mức độ tổn thương thấp và đáp ứng tốt với điều trị hơn rạn da lâu năm. Nhưng, nếu không điều trị kịp thời, rạn da đỏ có thể chuyển sang màu trắng bạc và khó điều trị hơn trước, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Các biện pháp cải thiện vết rạn da đỏ tại nhà

Những biến pháp cải thiện vết rạn da đỏ tại nhà dưới đây hiệu quả với những vùng rạn nhỏ, bạn có thể áp dụng ngay.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu vết rạn do tăng cân đột ngột, bạn cần kiểm soát cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học. Khi cân nặng của bạn ổn định trở lại, các vết rạn được ngăn ngừa.

Hơn nữa, việc thu nạp các thực phẩm lành mạnh còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da và thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen ngăn ngừa rạn.

Những thực phẩm có khả năng giảm vết rạn đỏ:

• Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, bơ, các loại hạt)
• Thực phẩm giàu acid béo (các loại hạt, dầu thực vật, bơ, trứng,…)
• Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ, nấm, trái cây)

Lưu ý, bạn cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, gia vị cay nóng, đạm, tinh bột,… khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng và khiến vết rạn da lan rộng hơn. Bạn cần kiêng thức uống như nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,…

2. Tập luyện thể thao

Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập khoa học giúp giảm vết rạn đỏ hiệu quả. Việc tập luyện với cường độ vừa phải có thể tiêu hao năng lượng dư thừa và cải thiện độ săn chắc cho da. Khi độ đàn hồi của da được cải thiện, giúp giảm nguy cơ hình thành vết nhăn và vết rạn đỏ.


Trong thời gian mang thai, bạn có thể luyện tập từ những tháng đầu thai kì, các vết rạn sẽ ít xuất hiện hơn. Việc luyện tập còn giúp sản phụ giảm đau nhức xương và cải thiện mức độ linh hoạt ở xương chậu.

3. Dưỡng ẩm cho da

Bên cạnh đó, bạn có thể làm mờ vết rạn đỏ bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm. Da được cung cấp đủ ẩm cải thiện độ đàn hồi, giảm hình thành các vết rạn mới và phục hồi tế bào tổn thương hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng. Để giảm vết rạn đỏ, bạn có thể sử dụng kem dưỡng chứa các hoạt chất AHAs.

AHAs (alpha hydroxyl acid) là nhóm acid tan trong nước, giúp tẩy tế bào chết và làm sáng da. AHAs bao gồm Mandelic acid, Glycolic acid, Lactic acid,… có thể làm đều màu da, dưỡng trắng và xóa bỏ vết rạn đỏ nhanh.

Hoặc bạn có thể sử dụng kem dưỡng chứa vitamin C. Vitamin C giúp loại bỏ sắc tố đen sạm, thúc đẩy sản sinh collagen và chống lão hóa, mang lại làn da căng bóng, mờ vết nhăn và vết rạn.

>>> Mách bạn dịch vụ trị rạn da spa nào tốt giúp bạn biết được những địa chỉ trị rạn da, chăm sóc sắc đẹp tốt nhất hiện nayy, với giá thành phù hợp cho bản thân.