Bình Ðịnh được xem là “thủ phủ” đồ gỗ miền Trung, 1 trong 4 trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này trên địa bàn có chiều hướng đi xuống. Vậy cần làm gì để ngành chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định vực dậy và phát triển bền vững?
Bức tranh toàn cảnh

Ngành chế biến gỗ xuất khẩu luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định với kim ngạch chiếm 60- 65% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN máy chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, có sự suy giảm đáng lo ngại. Chỉ tính riêng năm 2012, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các DN này chỉ đạt khoảng 186 triệu USD, giảm gần 18% so với năm 2011. Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ ngoài trời giảm gần 19%...
>> Máy cưa bàn trượt
Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc Công ty TNHH Tiến Đạt, sự giảm sút của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định có nhiều nguyên nhân. Về khách quan, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng khủng hoảng nợ công ở EU đã làm cho hầu hết các quốc gia trong khối EU phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, ảnh hưởng tới việc xuất khẩu mặt đồ gỗ vào thị trường này. Bên cạnh đó, các DN chế biến gỗ trên địa bàn phải đương đầu với những hàng rào kỹ thuật do các nước nhập khẩu áp đặt... Về chủ quan, hoạt động của nhiều DN chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chi phí sản xuất tăng cao theo từng năm, chất lượng sản phẩm chưa cao và thời gian giao hàng cho khách hàng không đúng lịch...

Ông Lê Văn Hồng - Tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (Bixico) - cho biết thêm, hạn chế của các DN chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định là công tác nhân sự còn yếu kém, chưa quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, ít quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn để sử dụng các thiết bị hiện đại. Doanh nghiệp đầu tư theo hướng dàn trải, không đầu tư chuyên sâu, kinh doanh nhiều ngành nghề, tham gia vào kinh doanh BĐS. Các DN thiếu sự liên kết với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thậm chí, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫm đạp lên nhau vì mục tiêu lợi ích cá nhân mà quên đi tính cộng đồng.

Đề cao tính liên kết

Vấn đề đặt ra cho ngành may che bien go xuất khẩu hiện nay là cần có những giải pháp thiết thực, hữu hiệu để giúp các DN hồi phục, ổn định và phát triển. Ông Đỗ Xuân Lập khẳng định, muốn phát triển thị trường theo hướng bền vững, hiệu quả, các DN phải giải được bài toán “vỡ lòng” - đó là cách mở thị trường. Trong quá trình mở thị trường cần tự tin, giữ vững quan điểm lập trường “khách vào không cho ra”, nghĩa là phải giữ bằng được. Đặc biệt là đội ngũ bán hàng phải giỏi, chấp nhận những đơn hàng lớn và đảm bảo thời gian giao hàng. Bước tiếp theo cần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ thị trường để có “đầu ra” phù hợp với khả năng, thực lực của DN. Bên cạnh đó, loại trừ ngay việc làm theo kiểu phong trào, trong quản lý DN phải chuyên môn hóa về kỹ năng, kỹ xảo để có chi phí thấp nhất và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

Ông Lê Văn Hồng đề nghị, các DN tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng thông qua việc phá giá. Cần liên kết, xây dựng mô hình “Nhóm DN hỗ trợ trong sản xuất, gia công” có sự phân công chuyên môn hóa về chủng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm... Điều này sẽ giúp DN tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Những DN lớn, có tiềm năng, cần quan tâm hỗ trợ, chia sẻ đối với các DN bạn, nhất là chia sẻ về đơn hàng, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ vốn kinh doanh, liên kết sản xuất với các DN nhỏ hơn…