Vị giám đốc này phân tích, trong trường hợp giá xây lắp và đất hết 12 triệu, chủ đầu tư bán 13,5 triệu đồng mỗi m2, theo ngân hàng thẩm định 1,5 triệu đồng lãi chủ đầu tư thu được là không khả thi, khó có khả năng thu du an nhon trach dong nai hồi vốn. Bán giá đắt hơn thì không ai mua. "Doanh nghiệp rơi vào thế bí, buộc phải huy động vốn từ đối tác cùng với một loạt rủi ro chưa được báo trước", vị chủ doanh nghiệp than.

Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng Giám đốc VietinBank cho rằng, thị trường bất động sản có chu kỳ diễn biến khác nhau thì ngân hàng buộc phải có những cách ứng xử riêng. Theo ông Thọ, tình hình địa ốc trong thời gian qua đầu tư theo phong trào dẫn đến giá cả bị đội lên không phản ánh đúng giá trị thực. Nếu ngân hàng tiếp tục rót vốn sẽ làm cho thị trường địa ốc càng thêm căng thẳng hơn, xu hướng đầu cơ tăng làm thị trường phát triển không bền vững. Khi giá vọt lên quá cao vượt quá khả năng chi trả dat nen nhon trach dong nai sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.

"Ngân hàng buộc phải có những giới hạn để kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa ốc có phương án kinh doanh hiệu quả, cơ sở pháp lý đầy đủ, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phía ngân hàng sẵn sàng cung ứng vốn", ông Thọ chia sẻ.

Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thuộc diện vừa và nhỏ nguồn vốn tự có chỉ khoảng 20-30%. Ngân hàng quay lưng, các doanh nghiệp địa ốc buộc phải huy động từ các nhà đầu tư thứ cấp thông qua các hợp đồng góp vốn, giao vốn. Thông qua hợp đồng này, nhà đầu tư đã "mượn tạm" vốn của khách hàng để kinh doanh bất động sản. Đây là sự "sáng tạo" của giới kinh doanh bất động sản vì trên luật pháp chỉ quy định về các loại hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua, chuyển nhượng. Và nhờ sự sáng tạo du an can ho quan 8 quá mức này, mà nhiều vụ ì xèo có dấu hiệu chiếm dụng vốn gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.