Qua bản Báo cáo tổng kết hoạt động 6 tháng từ Bộ Thông tin Truyền thông vừa ​công bố vào hôm 17/7, trên cả nước hiện nay có 9,9 triệu thuê bao đang sử dụng truyền hình trả tiền.

>> Xem thêm : siêu khuyến mại tháng 8 với internet truyền hình cáp việt nam





Trong đó, truyền hình vệ tinh (DTH) gồm1,4 triệu thuê bao; có 5,99 triệu thuê bao cáp tương tự (analog) + 778.000 thuê bao cáp số (DVB-C, Docsis); truyền hình kỹ thuật số mặt đất gồm có 300.000 thuê bao; truyền hình giao thức Internet (IPTV) chiếm tổng 1,15 triệu thuê bao; truyền hình di động (Mobile TV) có tổng 220.000 thuê bao.

Qua số liều từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông cũng cho thấy rằng, doanh thu từ dịch vụ truyền hình mang ước tính là 9.152 tỷ đồng. Cùng với đó là tổng số lao động từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang sử dụng là 9.449 lao động.

Từ đó có thể đánh giá được mức tăng trưởng của các thuê bao truyền hình trả tiền đang mang lại nhiều ấn tượng. Đó là do, trong đợt cuối năm 2014, tổng số thuê bao đang có là 6 triệu thuê bao trong tổng 22 triệu hộ gia đình (trong khi đó cuối năm 2009 chỉ là 4,2 triệu thuê bao). Thực tế cũng cho chúng ta thấy rằng, khoảng thời gian gần đây, đa số các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang có những chiêu trò khuyến mại cực kì hấp dẫn với mục đích tranh giành thuê bao của nhau khiến thị trường truyền hình trả tiền đang trở lên ngày càng gay gắt.



Từ báo cáo của bộ thông tin cũng cho thấy rằng, trên cả nước đang có tổng 181 kênh phát thanh và truyền hình quảng bá (trong đó có 76 kênh phát thanh, 105 kênh truyền hình, ), tăng 01 kênh phát thanh so với năm 2014; 40 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập cung cấp trên truyền hình trả tiền (giảm 33 kênh so với thời điểm có Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền).

Dịch vụ Truyền hình trả tiền được các nhà chuyên môn đánh giá là đang có những bước phát triển vượt bậc về số thuê bao cũng như số lượng kênh truyền hình. Hiện nay truyền hình trả tiền không phải là loại hình dịch vụ bị nhà nước quản lí giá, tuy nhiên từ sự cạnh tranh cực kí khốc liệt từ các đơn vị cung cấp lên giá dịch vụ ngày càng giảm mạnh. Do đó trong 2 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp truyền hình trả tiền và cả Hiệp hội Truyền hình trả tiền đã lên tiếng yêu cầu Bộ TT&TT cần có biện pháp quản lý giá truyền hình trả tiền nhằm xóa bỏ tình trạng phá giá, ngăn chặn tình trạng một số doanh nghiệp tìm cách lách luật để bán dưới giá thành nhằm giành giật khách hàng của nhau.