Trong độ tuổi khoảng từ 1 - 5 tuổi, trẻ lười ăn là không có gì ngạc nhiên. Lười ăn có thể được trông thấy qua việc con ăn ít hơn, không cảm thấy đói hoặc không muốn ăn thứ gì trừ khi bạn đút trọn từng thìa.

Tại sao lại có tình trạng như thế?

Trong độ tuổi 1 - 5 tuổi, rất nhiều trẻ chỉ tăng trên 2 kg mỗi năm và có khi 3 tới 4 tháng không thấy trẻ tăng cân. Điều này có thể làm cho bạn lo âu. Nhưng hãy nhớ rằng ở độ tuổi này tốc độ phát triển của bé sẽ chậm hơn trong năm thứ nhất, bé cần ít năng lượng hơn và cũng ăn ít hơn.

Tình trạng này y khoa gọi là chứng lười ăn sinh lý. Việc con ăn bao nhiêu là vừa sẽ được kiểm soát bởi trung tâm não bộ và tự bản thân đứa bé sẽ ăn theo nhu cầu năng lượng cần thiết.

Vậy chúng ta nên làm thế nào giúp bé tăng cân ?

Không hẳn là chúng ta không có cách nào trong việc chăm sóc bữa ăn cho bé. Vẫn có một số cách mà các ba mẹ có thể áp dụng như sau:

Để đứa bé tự quyết định chúng sẽ ăn bao nhiêu trong bữa ăn: Hầu hết các trẻ sẽ ăn đủ so với nhu cầu thực sự của chúng dưới sự điều khiển của trung tâm thèm ăn trên não bộ. Bạn là hãy chuẩn bị cho trẻ một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.

Nguyên nhân thông thường nhất khiến bé không thấy đói là do chúng đã ăn vặt trước đó quá nhiều. Bạn cần để ý việc quà vặt của trẻ để đảm bảo rằng bé ngồi vào bàn ăn với một “chiếc bao tử trống”.

- Cho con bạn uống nước khi bé khát giữa bữa ăn nhưng giới hạn lượng nước trái cây uống vào dưới 200 ml mỗi ngày.

- Không nên đút cho trẻ ăn nếu như trẻ có thể tự ăn một mình. Từ 12 -15 tháng tuổi thường trẻ có thể tự dùng muỗng để ăn.

- Cho trẻ uống dưới 500 ml sữa mỗi ngày: Thực chất năng lượng chứa trong sữa cũng tương tự như trong thức ăn đặc. Uống nhiều sữa và nước trái cây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn.

- trẻ thường có khuynh hướng ăn kém hơn nếu thấy trước mặt một bữa ăn “thừa mứa”: Cho một ít thức ăn vào một chiếc đĩa lớn sẽ giúp bé cảm thấy thích thú “hoàn thành nhiệm vụ” hơn.

- Cho vào khẩu phần ăn hằng ngày một lượng vitamin cần thiết và không nên để bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ.