Gom bat trang. Suốt bốn thế kỷ, từ thời Lý sang trời Trần, đồ gốm đạt được những thành tựu rực rỡ. Quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, chất liệu... đều được mở rộng.

Thế kỷ 10, lịch sử Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, phục hưng và mở mang nền văn hóa dân tộc. Vương triều Lý (1010 - 1225), vương triều Trần (1225 - 1400), quốc gia phong kiến Đại Việt ngày càng hùng mạnh, đã đánh bại nhiều cuộc xâm lăng của quân Tống và Nguyên Mông, củng cố nền độc lập dân tộc. Trong đó sự phát triển kinh tế đất nước, nhà nước ban hành nhiều đạo luật tích cực thúc đẩy các ngành nghề thủ công. Nghề gốm và một số nghề thủ công khác đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Suốt bốn thế kỷ, từ thời Lý sang trời Trần, đồ gốm đạt được những thành tựu rực rỡ. Quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, chất liệu... đều được mở rộng. Nhiều loại men được ứng dụng và ổn định về công nghệ. Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất. Ba yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm thời kỳ này có ba loại nổi tiếng là gốm men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc, cuối thế kỷ 14 xuất hiện gốm hoa lam.

Về tạo dáng gốm Lý - Trần ngoài những mẫu trong thiên nhiên như hoa, quả là cách tạo dáng của những đồ đồng trước đó. Trang trí trên gốm Lý - Trần, hoa văn hình học chiếm vị trí phụ, những họa tiết chính ở đây là hoa, lá, chim, thú, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam. Một đặc điểm nữa là nét chìm được làm “bè” ra, một bên rõ cạnh, một bên biến dần vào sản phẩm, làm chỗ chảy dồn men, tạo nên độ đậm nhạt cho họa tiết như trên gốm men ngọc hoặc làm giới hạn để tô nâu.

Về kỹ thuật, lò nung gốm Lý - Trần có một bước tiến lớn như việc sử dụng các lò cóc, lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 12000C - 13000C. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được ứng dụng rộng rãi đối với nhiều loại sản phẩm đã cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. Nhiều địa phương sản xuất gốm như ở Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định... Chứng tỏ sự hình thành gốm tập trung và mang tính chuyên nghiệp.