Qua một số các tin tức và sự kiện đáng lo ngại trong vài năm gần đây, thì việc các bà mẹ lo lắng về việc tiêm chủng cho con là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng bảo vệ bé yêu khỏi bệnh tật là một việc vô cùng quan trọng mà bạn cần làm cho bé, bạn đừng lo, bé chỉ bị đau một chút thôi. Vai trò của tiêm chủng là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ bé yêu khi bé tăng trưởng và phát triển.
Cho bé tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bé trước những căn bệnh nguy hiểm như bại liệt, rubella…Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Bệnh viêm màng não mủ, viêm phổi, Bệnh viêm não Nhật Bản B , Bệnh thủy đậu.


Một số cha mẹ gần đây không tuân theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nữa, vì những lo lắng về tác dụng phụ của vacxin. Tuy nhiên, việc làm này sẽ mang đến những mối nguy hại cho cả con và cộng đồng vì dịch bệnh có thể tràn lan.Nhìn ra được vấn đề nghiêm trọng này, tổ chức Unicef và Who đã đưa ra thông cáo chung vào ngày 23 tháng 03 năm 2015 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đúng lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong bài có giải đáp một số câu hỏi thường gặp của các bạn có con nhỏ. Các bạn có thể yên tâm khi đưa con đi tiêm chủng sau khi tham khảo những thông tin này.Ngoài ra, có một số thay đổi theo chiều hướng rất tích cực trong lịch tiêm chủng mở rộng như:
- Một liều vacxin bại liệt bất hoạt sẽ được sử dụng cho trẻ 4 tháng tuổi từ cuối 2015/ đầu năm 2016.
- Vacxin tiêm phòng sởi - rubella (320) sẽ được tiêm thay thế vacxin sởi đơn khi trẻ 18 tháng từ cuối năm 2015.
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Vắc-xin Lịch tiêm (tháng tính từ ngày sinh)
Vacxin BCG
Phòng bệnh lao Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh
Vacxin viêm gan B liều sơ sinh
Phòng bệnh viêm gan B Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong vòng 24 giờ)
Vacxin 5 trong 1 (Quinvaxem)
Phòng bệnh Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván-Viêm gan B- và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
Vacxin bại liệt (OPV)*
Phòng bệnh bại liệt Uống liều thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
Uống liều thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Uống liều thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
Vacxin sởi
Phòng bệnh sởi Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 9 tháng
Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 18 tháng**
Vacxin tiêm nhắc bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT)
Phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà Khi trẻ 18 tháng
Vacxin viêm não Nhật bản
Phòng bệnh Viêm não Nhật Bản Tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tuần. Tiêm mũi thứ ba sau mũi thứ hai 1 năm.
Vacxin Tả
Phòng bệnh tả Cho trẻ uống 2 liều khi trẻ từ 2 đến 5 tuổi (tại các vùng có nguy cơ dịch)

Vacxin thương hàn

Phòng bệnh Thương hàn Cho trẻ 3-10 tuổi (ở các vùng có nguy cơ dịch)
Vacxin uốn ván
Phòng bệnh uốn ván Tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) để bảo vệ trẻ ngay từ khi sinh ra.
Toàn bộ vacxin trong Lịch tiêm chủng mở rộng ở Việt nam cho trẻ em cũng được cung cấp miễn phí nữa. Vậy thì tại sao bạn lại chần chờ chưa đưa con mình đi tiêm chủng tại bất kỳ trung tâm y tế trên toàn quốc?
Phần lớn tiêm chủng là rất an toàn và rất hiếm trường hợp bị dị ứng với vắc-xin. Tuy nhiên, một số bé có phản ứng nhẹ với vắc-xin, ví dụ như bị sốt nhẹ trong thời gian ngắn, sưng phồng hoặc tấy đỏ xung quanh chỗ tiêm. Vì vậy trong một số trường hợp, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Ngoài một số triệu chứng đã nêu trên, hầu như bé không phải chịu bất kỳ phản ứng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm nào khi bé được tiêm chủng. Chắc chắn bé sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi mắc phải các căn bệnh này nếu không được bảo vệ ngay từ nhỏ.