Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng trẻ bị dị ứng còn gọi là viêm da ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này gặp ở một số trẻ nhỏ, các mụn nước li ti nổi trên mặt rồi có thể lan xuống cổ. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn sau mỗi lần bú. Các nốt mụn gây ngứa khiến trẻ biếng ăn, biếng bú, quấy khóc, khó ngủ. Nếu trẻ gãi có thể làm vỡ các mụn gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Rất nhiều trẻ cứ mỗi lần bú mẹ xong thì mặ mẩn đỏ, nhiều mụn li ti nổi lên trẻ ngứa ngáy quấy khóc.
Đề phòng nhiễm trùng

Bạn nên cắt móng tay ngắn, đi bao tay để tránh tình trạng bé gãi làm bong vỡ mụn nước

Không nên tắm quá nhiều, tắm nước nóng, tắm lâu vì có thể khiến da trẻ khô hơn, dễ chàm hơn

Dùng kem dưỡng ẩm cho bé, có thể thử dùng sữa mẹ xoa mặt cho bé rồi lau đi nhẹ nhàng.

Khi bé vào tuổi ăn dặm nên cho bé ăn từ từ từng thức ăn một để xem bé có bị trẻ biếng ăn,dị ứng thực phẩm nào thì nên tránh.

Không nên dùng phấn rôm, xà bông có chất tẩy mạnh cho bé

Chế độ ăn của người mẹ cũng có thể khiến trẻ bú mẹ bị chàm nặng hơn. Thông thường người mẹ chỉ cần kiêng thức ăn cay nóng, còn cần ăn đa dạng thực phẩm để giúp bé phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nếu con bạn hay bị chàm, bạn nên chú ý xem khi mình ăn thức ăn gì mà bé nổi chàm nhiều hơn thì nên hạn chế thức ăn đó.

Có nên dùng thuốc?

Nếu bé bị nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thuốc uống và thuốc bôi để giảm ngứa, giảm mụn.

Hiện nay có nhiều phụ huynh truyền kinh nghiệm mua thuốc 7 màu, kẽm bôi trị chàm sữa. Tuy nhiên một số loại kem này thường có corticoid, nếu dùng không đúng sẽ gây teo da.



Khi thấy những vùng chàm trên da trẻ bị nóng đỏ, có dịch, mủ làm trẻ kêu khóc thì nên đưa bé đi bệnh viện vì đó là dấu hiệu của việc nhiễm trùng.