Ho có thể là do trẻ bị mắc virus cảm cúm, vi khuẩn đường hô hấp hoặc chỉ do kích ứng thời tiết, kích ứng với khói bụi. Ho khiến trẻ mệt mỏi, đau cơ bụng làm trẻ biếng ăn. Thậm chí ho có thể khiến trẻ mất ngủ, khó ngủ, nôn trớ. Nếu ho do bị viêm hô hấp có thể gây viêm màng hổi, suy hô hấp…
Những ngày lễ Tết, ảnh hưởng của thời tiết, khói bụi, những bụi pháo hoa, ra ngoài đường nhiều… nên trẻ dễ bị ho. Làm gì để trẻ khỏe mạnh, không ho đến mất ngủ?
Đừng vội dùng kháng sinh

Bạn nên phân biệt xem con ho vì dị ứng hay vì nhiễm khuẩn. Nếu ho không phải do nhiễm khuẩn thì việc trẻ dùng kháng sinh chẳng có lợi gì mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ lờn kháng sinh.

Nếu trẻ ho mà miệng lưỡi không bẩn, môi không khô, mạch không nhanh… thì chưa cần đến kháng sinh.

Tránh tác nhân gây ho

Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, giữ ấm cổ. Bạn nên nhắc trẻ vệ sinh răng miệng. Nếu trẻ nhỏ, bạn nên dùng gạc thấm nước ấm, nước muối sinh lý để rửa cho bé.

Tăng đề kháng cho trẻ

Ngoài vấn đề ho, nhiều trẻ còn hay bị sốt, ốm, tiêu chảy… vào dịp Tết. Vì vậy nâng cao sức đề kháng cho trẻ là cần thiết để kỳ nghỉ thực sự khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung cho bé nguồn kháng thể từ sữa non, bổ sung lợi khuẩn probiotics để giúp trẻ tăng cường miễn dịch, tăng tiêu hóa hấp thu.


Dùng bài thuốc dân gian


Một số bài thuốc như ho đu đủ đực, quất, húng chanh,sữa non… hấp đường phèn/mật ong rât tốt để trị ho. Vì thế, cha mẹ có thể áp dụng các cách này để trị ho cho bé trước khi dùng thuốc.