Tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi loại ô nhiễm nước lại có biện pháp xử lý khác nhau. Vậy xử lý nước nhiễm Nitrat, Nitrit, Amoniac sao cho hiệu quả?

1: Phương pháp khử amoni

- Khử amoni bằng clo

Cho clo vào nước, trộn nhẹ khoảng 3 phút. Sau khi khử hết NH4+, trong nước cò lại lượng clo dư lớn, phải khử clo dư trước khi cấp cho người tiêu thụ.

Clo dư trong nước có thể khử bằng Natrisunfit (Na2SO3), Trionatrisunfit (Na2S2O3). Quá trình diễn ra hoàn chỉnh sau 15 phút khuấy trộn đều hóa chất và nước.

- Khử amoni bằng phương pháp làm thoáng

Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0

+ Nâng pH của nước thô: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5.

+ Tháp làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac, hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%..

- Khử amoni bằng phương pháp trao đổi ion

Để khử NH4+ ra khỏi nước có thể áp dụng phương pháp lọc qua bể lọc cationit. Qua bể lọc cationit, lớp lọc sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+. Điều kiện của phương pháp này là phải đảm bảo độ pH >4 và <8.

- Khử amoni bằng phương pháp sinh học

Lọc nước đã được khử hết sắt và cặn bẩn qua bể lọc chậm hoặc bể lọc nhanh, thổi khí liên tục từ dưới lên. Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2-thành NO3-

2: Phương pháp khử Nitrate NO3-

Khử Nitrate NO3- có thể sử dụng các phương pháp: lọc thẩm thấu ngược RO, điện phân, trao đổi ion trong các bể lọc ionit...

Đây là những phương pháp xử lý nước nhiễm nitrat, nitrit, amoniac thường dùng. Tuy nhiên, với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, bạn nên sử dụng các máy lọc nước hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra, bảo vệ sức khỏe con người. Tham khảo thêm : lọc nước đầu nguồn , lọc nước đầu nguồn gia đình , lọc tổng đầu nguồn