Vách thạch cao hiện nay là biện pháp thay thế rất tốt cho tường gạch để làm vách ngăn, hay sử dụng cạnh những bức tường gạch để cách nhiệt rất tôt, với những ưu điểm của vách thạch cao thì đây là biện pháp đang được sử dụng rất nhiều.
Xem: Ưu điểm trần thạch cao

TẠI SAO VÁCH THẠCH CAO VẪN CHƯA THẬT SỰ PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM?

Vách thạch cao với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với tường gạch, tuy nhiên, một thực tế hiện nay là vách thạch cao vẫn ít được sử dụng trong xây dựng các công trình so với tường gạch. Lý giải nguyên nhân cho thực trạng trên, theo bà Phan Thu Hằng – Giám đốc kỹ thuật và tiếp thị của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Saint – Gobain Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư chưa hiểu hết được các đặc tính ưu việt trong xây dựng của vách thạch cao. Bên cạnh đó, còn do tâm lý của người dân, người dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có thói quen sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như gạch đá, xi măng, vôi… mà chưa có niềm tin vào độ an toàn, độ bền, độ cứng của vách thạch cao, khả năng chịu lực khi treo đồ vật nội thất lên tường thạch cao… và ngần ngại về vấn đề chi phí thi công vách thạch cao.

Các nhà sản xuất vật liệu thạch cao đã đưa vào thị trường trên 100 loại vách thạch cao khác nhau, tiêu biểu như vách thạch cao Gyproc Duraline có khả năng chịu lực và chống va đập rất tốt. Nhìn chung, tùy vào nhu cầu sử dụng, các nhà thiết kế nội thất có thể đưa vào thi công các loại vách thạch cao thích hợp như vách thạch cao chống cháy, vách thạch cao chống ẩm, vách thạch cao cách âm, vách thạch cao chịu va đập sử dụng cho khu vực có mật độ lưu thông cao… Tại Việt Nam, theo như khảo sát, tỷ lệ sử dụng thạch cao trên đầu người ở mức 0,5m2/người/năm, tỷ lệ này là rất thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng, thạch cao sẽ bùng nổ và sử dụng vách thạch cao sẽ là xu hướng thiết kế nội thất trong những năm tới.

Sử dụng vách thạch cao trong xây dựng đang có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Nếu đem ra để so sánh, vách thạch cao có đầy đủ các đặc điểm của một bức tường đẹp, đạt tiêu chuẩn, thậm chí hơn tường gạch thông thường rất nhiều. Nếu bạn đang có ý định xây nhà mới hoặc thay đổi không gian sống của mình thì lựa chọn vách thạch cao là điều mà bạn cần.

KHẢ NĂNG CÁCH ÂM, CÁCH NHIỆT CỦA VÁCH THẠCH CAO SO VỚI TƯỜNG GẠCH:

1, Vách thạch cao có cấu tạo hai lớp, ở giữa khoảng rỗng đem lại khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt cho căn phòng.

Tấm thạch cao không hấp thu độ nóng, tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn gạch và các loại vật liệu khác như bê-tông, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng cũng như tác động lớn từ nhiệt độ và giảm đi năng lượng tiêu thụ của hệ thống máy điều hòa. Cũng chính vì khả năng cách nhiệt tốt mà tấm thạch cao được sử dụng phổ biến làm vách, tường thạch cao thay cho tường gạch để ngăn ngừa hỏa hoạn hoặc được sử dụng như là phần bọc ngoài của các công trình kiến trúc cao tầng nhằm hạn chế thiệt hại trong trường hợp có sự cố cháy nổ xảy ra. Theo tính toán, vách thạch cao có thể chịu được lửa trong vòng 3 giờ. Tấm thạch cao chống cháy thường được sử dụng cho các khu vực thoát hiểm, phòng lưu trữ dữ liệu…

Về khả năng cách âm của vách thạch cao, vách thạch cao có thể làm giảm âm thanh trong khoảng từ 35 – 60dB so với tường gạch thông thường, khả năng cách âm, tiêu âm của vách thạch cao có thể tăng – giảm tùy thuộc vào bề dày cũng như số lớp tấm thạch cao dùng làm vách thạch cao.
Ngoài ra, vách thạch cao còn có khả năng chống ẩm, chống nước nên thích hợp với cả môi trường có độ ẩm lớn như nhà tắm, phòng bếp, các khu vực có độ ẩm cao khác.

2, Độ an toàn của vách thạch cao so với tường gạch:

Vách thạch cao được cấu tạo bởi hệ khung xương vách thạch cao và các tấm thạch cao ghép lại với nhau nên về độ chắc chắn thì người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm với giải pháp thay thế các loại tường gạch thông thường bằng vật liệu thạch cao. Vật liệu thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng, các chất gây ung thư, không gây ra khói, bụi trong quá trình sử dụng, hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. Kể cả trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra, dưới tác động mạnh từ nhiệt độ, tấm thạch cao không hề sản sinh ra các loại khói bụi và khí độc hại.

3, Trọng lượng đáng ngạc nhiên của vách thạch cao so với tường gạch:

Theo như tính toán chi tiết của các chuyên gia vật liệu xây dựng, cứ 1m2 tường gạch sẽ có trọng lượng vào khoảng 200kg, trong khi đó, 1m2 tường, vách thạch cao chỉ nặng 22kg, tức là chỉ bằng 1/9 trọng lượng của tường gạch. Đối với loại tường thạch cao chống ẩm có trọng lượng năng nhất cũng chỉ vào khoảng 35kg/m2. Với trọng lượng nhẹ, vách thạch cao làm giảm đáng kể tải trọng trong thiết kế kết cấu của công trình, giảm áp lực cho móng. Đồng thời, sử dụng vách thạch cao còn giúp tiết kiệm được số lượng diện đà, cột… giảm chi phí đáng kể cho toàn bộ công trình.

4, Khả năng thi công và lắp đặt của vách thạch cao so với tường thạch cao:

Vách thạch cao dễ dàng lắp đặt hơn xây tường gạch: như đã nói, vách thạch cao được cấu tạo bởi hệ khung xương vách thạch cao và các tấm thạch cao ghép lại với nhau nên khả năng di chuyển và lắp đặt hệ vách thạch cao đơn giản và dễ dàng hơn xây tường gạch rất nhiều. Các hệ khung được dùng có thể là khung thép, khung gỗ, khung sắt hoặc có thể ghép trực tiếp các tấm vách thạch cao vào với tường bê tông, cột.. bằng hợp chất keo dính Dri-wall Adhsive. Trong quá trình sử dụng nếu vách thạch cao bị hư hỏng hoặc chủ nhà muốn thay đổi vị trí thiết kế, vị trí đặt vách thạch cao thì điều này hoàn toàn dễ dàng, có thể thay một, một số tấm mà không nhất thiết phải phá bỏ, thay mới toàn bộ tấm giống như tường gạch. Bên cạnh đó, một điểm hơn hẳn của vách thạch cao so với tường gạch đó là nếu phá dỡ tường gạch sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới kết cấu, tuổi thọ công trình.

Vật liệu làm vách thạch cao dễ dàng và nhanh chóng khi vận chuyển hơn khi xây tường gạch: Trọng lượng của mỗi tấm thạch cao vào khoảng 6,5 – 9,5kg/m2 nên trong quá trình thi công, có thể vận chuyển dễ dàng, xử lý hoặc cất vào kho mà không cần phải thay đổi kết cấu. Với những thành phố lớn như Hà Nội, đặc biệt là những ngôi nhà nằm trong các ngõ hẹp, việc vận chuyển vật liệu xây dựng như gạch, đá, vôi, xi măng… rất khó khăn và tốn thời gian. Trong khi đó vận chuyển các vật liệu thi công vách thạch cao lại rất thuận tiện, nhanh gọn.

5, So sánh thời gian thi công và hoàn thiện của hệ vách thạch cao so với tường gạch:

Thời gian thi công và hoàn thiện các vách thạch cao nhanh hơn so với xây dựng tường gạch rất nhiều; thường là chỉ mất khoảng 2 ngày trong khi để một bức tường gạch có thể đi vào sử dụng phải mất thời gian xây, chat, đợi tường khô… Do vậy, vách thạch cao là sự lựa chọn phù hợp cho các công trình đòi hỏi tiến độ thi công và thời gian hoàn thiện nhanh.

6, Tính thẩm mỹ của vách thạch cao so với tường gạch:

Hệ vách thạch cao sau khi thi công hoàn tất có thể sử dụng sơn bả để xử lý khéo léo các mối nối giữa các tấm thạch cao với nhau và giữa tấm thạch cao với khung xương vách thạch cao. Bề mặt của tấm vách thạch cao rất mịn, vượt trội hơn hẳn so với bề mặt của tường gạch, do đó, có thể trực tiếp sơn bả lên vách thạch cao mà không cần sử dụng lớp sơn lót ma-tít giống như khi sơn tường gạch. Vách thạch cao đạt độ đẹp hoàn hảo, nếu không để ý kỹ thì mọi người sẽ dễ lầm tưởng là tường thật. Bên cạnh đó, vách thạch cao có thể kết hợp với việc treo, móc các vật liệu trang trí nội thất khác dễ dàng mà không cần phải khoan, đục.

Tìm hiểu thêm bạn có thể thông qua:
Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Lộc Phát
Số 251 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0975 338 395
Email: xaydunglocphat@gmail.com
www.xaydunglocphat.vn