Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến hết tháng 12/2015, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người (tăng 1,1m2 sàn/người so với năm 2014). Với mục tiêu tới năm 2020, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc
khoảng 26m2 sàn/người, mỗi năm trung bình Việt Nam cần phát triển khoảng 100 triệu m2 nhà ở.

>>> Tham khảo thêm dự án GoldSeason

Khu đô thị (KĐT) với quy mô 20 - 50 ha là loại hình đang được phát triển nhiều nhất hiện nay. Trong KĐT có thể có nhiều sản phẩm bất động sản dành cho nhiều tầng lớp dân cư, như biệt thự, nhà phố và căn hộ, với những dịch vụ tiện ích chung dành cho dân cư của toàn khu như hồ bơi, nhà câu lạc bộ, trường mẫu giáo … Xét về đẳng cấp, KĐT là sản phẩm BĐS đáp ứng nhu cầu nhà ở thông thường.

Trong một vài năm gần đây xuất hiện một số dự án triển khai xây dựng “khu đô thị sinh thái” – kết hợp nhà ở và nghỉ dưỡng, nhằm đáp ứng tầng lớp dân cư cao cấp. Theo tiêu chuẩn quốc tế, khu đô thị sinh thái phải có quy mô diện tích tối thiểu 1.000 ha, không chỉ đơn thuần có mật độ cây xanh nhiều mà tất cả hạng mục trong đó như mặt nước - cây xanh - năng lượng đều phải đảm bảo các yếu tố theo tiêu chuẩn sinh thái. Việc xây dựng “đô thị sinh thái” trên thế giới cũng được coi là không đơn giản.



Được định vị đáp ứng nhu cầu của hai đối tượng khách hàng thực tế, song việc triển khai xây dựng KĐT và đô thị sinh thái còn gặp nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, trong số 633 dự án KĐT được triển khai trên toàn quốc, hiện nay chỉ có Linh Đàm (Hà Nội) và Phú Mỹ Hưng (TPHCM) được coi là khu đô thị tiêu biểu, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của khu đô thị mới, trong đó, chỉ một phần nhỏ các biệt thự đắt tiền được quy tụ và xây dựng hàng rào bảo vệ riêng như khu Phú Gia – Phú Mỹ Hưng. Tương tự, rất khó tìm được một “đô thị sinh thái” đúng nghĩa đáp ứng nhu cầu BĐS cao cấp ở nước ta.


Theo Xaluan.