Cuộc sống càng hiện tại, sự an toàn của con người càng đặt lên hàng đầu. Một trong những điều kiện bảo vệ sức khỏe là đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn, không nhiễm các chất đọc hại. Là một trong những kim loại xuất hiện trong nhiếu nguồn nước, mangan có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.

Mangan, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Mn và số nguyên tử 25. Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do, mangan là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ.

Làm thế nào để nhận biết nước bị nhiễm Mangan:

Khi nguồn nước máy nhiễm mangan, biểu hiện đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận biết là màu nước đục. Một biểu hiện khác cũng dễ nhận biết khi nước nhiễm mangan là: lớp cặn có màu đen, thường bám vào đáy và thành bồn chứa.

Bồn chứa nước trông bồn cầu của một cư dân tại khu đô thị Mulberry Lane - Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nội
Mangan là gì?

Mangan là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Mn và số nguyên tử 25. Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do, mangan là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ.

Mangan phosphat được dùng để xử lý gỉ và chống ăn mòn trên thép. Tùy theo trạng thái oxy hóa của nó, các ion mangan có nhiều màu khác nhau và được dùng làm thuốc nhuộm trong công nghiệp. Các Permanganat với các kim loại kiềm và kiềm thổ là các chất ôxy hóa mạnh. Mangan điôxít được dùng làm vật liệu catốt trong các pin và pin khô kiềm và tiêu chuẩn.

Các ion mangan(II) có chức năng làm cofactor trong một số enzyme ở sinh vật bậc cao, có vai trò quan trọng trong sự giải độc của các gốc peoxit tự do. Nguyên tố này cần thiết ở dạng vết trong các sinh vật sống. Khi hít phải Với lượng lớn hơn, mangan có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh mà đôi khi không thể phục hồi được

Cơ thể rất ít khi bị thiếu Mn. Trái lại nguy cơ ngộ độc lại dễ xảy ra trong công nghiệp Mn. Kali permanganat có tính ăn da nên có thể gây ngộ độc cấp tính, vì vậy cần thận trọng khi dùng nước pha thuốc tím để rửa rau. Nếu lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Cơ thể người trưởng thành chứa 12-20mg Mn, nhiều nhất ở gan (chiếm 20%) và tụy. Trong máu hàm lượng Mn là 10mcg/1, tập trung chủ yếu ở hồng cầu; huyết thanh chỉ chứa 0,6-4mcg/1. Nhu cầu hằng ngày của cơ thể từ 2-3mg Mn. Mn được bài tiết qua phân, nước tiểu, tóc. Mn có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, chè, các loại gia vị khoảng 10-100mg/kg