Các tác động của chất gây ô nhiễm
Khí SO2

Khí SO2 là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh (S) như than,…hay nguyên liệu chứa lưu huỳnh như đốt quặng Pirit sắt (FeS2), đốt cháy lưu huỳnh,…trong quá trình sản xuất axit Sunfuric (H2SO4). Trong tự nhiên, SO2 được phát tán trong không khí chủ yếu là do đốt than, và một phần do núi lửa phun.

SO2 là khí trung gian trong quá trình sản xuất axit Sunfuric. Hậu quả khi SO2 phát tán vào không khí là gây ra mưa axít, phá huỷ các công trình kiến trúc và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trên thế giới người ta có thể đánh giá sự phát triển công nghiệp của một quốc gia dựa vào sản lượng axit Sunfuric sản xuất ra trong một năm, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ làm tăng lượng SO2 trong không khí do khí thải của các nhà máy này. Vì vậy, cần phải xử lý triệt để SO2 trong khí thải các nhà máy,…


Nồi hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua dung môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao cấp. nồi hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau
Hiện nay trong các cơ sở tiểu thủ công nghiệp thường sử dụng nhiên liệu cho nồi hơi chủ yếu là 2 loại: than đá, dầu FO.

Nồi hơi đốt than đá
Khí thải của nồi hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2, SO3, NO2 do thành phần hóa chất có trong than kết hợp với O2 trong quá trình cháy tạ nên. Lượng bụi trong khí thải có kích thước hạt và nồng dộdao động trong khoảng rộng và phụ thuộc vào thời điểm chọ ghi và thêm than vào nồi. Hàm lượng lưu huỳnh trong than = 0,5% nên khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than. Bụi trong khói thải nồi hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau từ vài micromet tói vài trăm micromet.