Mẹ rất muốn cô con gái bé bỏng của mình thêm duyên dáng và đáng yêu với bông tai. Tuy nhiên, trước khi xỏ lỗ tai cho bé, mẹ nên tham khảo các thông tin sau đã nhé!


Đeo bông tai bạc để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu

Làm điệu cũng phải biết chọn thời điểm
Trẻ em từ khi mới sinh đến giai đoạn 6 tháng tuổi làn da còn rất mong manh, hệ miễn dịch bé vẫn còn rất yếu ớt nên rất dễ bị tấn công bởi những vết thương dù là nhỏ nhất. Do đó, nếu mẹ bấm lỗ tai cho bé trước 6 tháng đầu đời rất dễ làm cho bé bị nhiễm trùng, bị sẹo và có thể gây ra một số bệnh tật về tai..Làm biện pháp giảm đau cho bé trước khi bấm lỗ tai
Đối với những bé đã đi nhà trẻ mới bấm lỗ tai thì mẹ cần an ủi và giải thích cho trẻ hiểu để bé dễ dàng tiếp nhận chẳng hạn như ví việc bấm tai chỉ như kiến cắn hay giống như bác sĩ tiêm cho khi con bị bệnh. Tuyệt đối mẹ không nên để bé phải chịu đau trong tâm lý ngỡ ngàng, hoảng sợ nhé! Một mẹo nhỏ được các bà mẹ truyền tai nhau để giúp con gái giảm đau khi bấm lỗ tai là mẹ có thể nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai khoảng 30 – 60 phút trước khi thực hiện bấm.Sau khi xỏ
Sau khi bấm khuyên tai cho bé, các bà mẹ nên dùng nước muối sinh lý rửa lại vết bấm. Sau đó, dùng bông thấm khô và để như vậy cho đến khi lỗ bấm lành. Theo dõi tiếp tục trong 2-3 ngày xem vết bấm có sưng đỏ hay mưng mủ hay không? Nếu có hãy vệ sinh, sát trùng bằng thuốc tím hoặc để an tâm hơn, mẹ có thể đưa bé đi khám để xem có thực sự bị nhiễm trùng hay không nhé. Những hiện tượng như trên phần lớn đều không đáng lo ngại và làn da bé sẽ tự phục hồi sau đó.

Chăm sóc tai cho bé
Mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa tai cho bé sau khi bấm, rồi dùng bông gòn hoặc khăn sạch thấm khô và để vậy cho đến khi lành hẳn.
Chú ý theo dõi 2-3 ngày xem vết bấm có bị sưng đỏ hoặc làm mủ hay không. Nếu có, mẹ cần làm vệ sinh và sát trùng cho bé bằng thuốc tím, nếu cần có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để xem tai bé có bị nhiễm trùng không.
Xem thêm nhiều hơn các sản phẩm bông tai bạc cho bé tại: https://eropi.com/bong-tai.html