Các hãng xe có thể gặp khó trong việc mở rộng nhà máy ở Mexico trong khi Công đoàn lao động ngành này tại Mỹ vui mừng với chính sách "mang việc về nhà".

Donald Trump trước khi đắc cử tổng thống Mỹ từng đưa ra những lập trường cứng rắn về các hiệp định thương mại tự do. Tỷ phú này không thích và không muốn ký các loại hiệp định, nhằm đưa công ăn việc làm về với người Mỹ, vốn trước nay dần mất vào tay lao động ở những người đang phát triển.

>>> Dòng xe bán chạy nhất tại Việt Nam trong những tháng gần đây: bán ô tô Kia Morning.

Các tờ báo lớn như BusinessInsider, Wall Street Journal hay Detroit News... đều cho rằng ngành 4 bánh sắp có những xáo trộn mạnh, không chỉ ảnh hưởng tới các hãng xe ở Mỹ mà ở cả những nước vốn có nhà máy ôtô hay cung cấp phụ tùng.
Nếu không có biến động gì, Donald Trump sẽ chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ khi nhậm chức vào 20/1/2017. Chưa biết liệu những tuyên bố trước đó có thành sự thật, nhưng các chuyên gia trong ngành cũng như giới truyền thông có những đánh giá chung về viễn cảnh trong 4 năm tới của ngành công nghiệp ôtô Mỹ.

1. Các hãng gặp khó với nhà máy ở Mexico



Donald Trump định xây bức tường biên giới dài 3.000 km với Mexico để ngăn chặn nhập cư, cộng với những hạn chế về hiệp định thương mại tự do khiến công việc sản xuất ở Mexico của các hãng xe Mỹ sẽ gặp khó.

Các ông lớn Mỹ muốn phát triển nhà máy ở Mexico bởi nơi đây chuyển sản xuất xe cỡ nhỏ, vốn không có lợi nhuận nếu sản xuất tại Mỹ, thị trường chuộng SUV và crossover hơn cả. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA sẽ giúp hãng tiếp cận nguồn nhân lực giá rẻ ở Mexico, nơi kỳ vọng trở thành cường quốc về lắp ráp ôtô trong tương lai.

Trong 4 năm tới, những quyết sách của Donald Trump về NAFTA nghiêng về hướng đưa công việc trở lại Mỹ, lợi nhuận sẽ giảm đi nhiều bởi giá nhân công ở đây cao cũng như các chi phí vận chuyển phụ tùng. Nếu phải sản xuất xe con cỡ nhỏ tại Mỹ, Ford, GM hay Chrysler sẽ đau đầu vì giá nhiên liệu tăng cũng như nhu cầu khách hàng về xe con cỡ nhỏ giảm, ngược lại SUV, crossover tăng cao.

>>> Những mẫu xe bán chạy của hãng Ford: giá bán xe ô tô Ford Ranger, giá bán xe ô tô Ford Focus

2. Doanh số giảm do tác động của kinh tế

Doanh số xe hơi ở Mỹ có thể đạt 17,5 triệu vào năm nay, tương tự năm ngoái. Hầu hết các chuyên gia trong ngành nhận định và hy vọng mức này sẽ duy trì sang 2017 trước khi giảm xuống khoảng 16 triệu.

Nhưng tổng quan những bất ổn của thị trường, kết hợp với nỗi sợ về tương lai của người tiêu dùng có thể khiến doanh số xe hơi thụt lùi sớm hơn dự kiến, có thể ngay mùa hè 2017.

3. Tiêu chuẩn cao hơn về mức tiêu thụ nhiên liệu



Tiêu chuẩn chỉ số mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình CAFE (Corporate Average Fuel Economy) áp cho các hãng bán xe tại Mỹ sẽ tăng vào 2025, đây là mức áp dụng chung cho cả xe con, xe bán tải, cỡ nhỏ và cỡ lớn của mỗi hãng.

Nhưng vì xe bán ở Mỹ đang chuyển từ xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu sang xe bán tải lớn, SUV, crossover tiêu tốn nhiều hơn nên chỉ số CAFE sẽ thành cản trở. Xe điện và hybrid cũng không đạt doanh số cao, khiến hãng xe phải đau đầu tìm cách đáp ứng tiêu chuẩn đưa ra.

4. Xe điện gặp khó



Giá xe điện cao hơn so với xe chạy xăng thông thường nên loại xe này chưa đạt doanh số cao, cần những gói hỗ trợ của chính phủ để giảm giá. Hiện tại Mỹ có những chính sách về thuế và tín dụng ưu đãi khi mua xe điện nhưng chừng đó là chưa đủ.

Ngay cả khi những xe của Tesla hay Chevrolet có thể chạy quãng đường dài như xe đổ xăng thì doanh số cũng không thể tăng ngay nếu không có những gói kích cầu từ chính phủ.

5. Niềm vui cho công đoàn

Nếu GM, Ford, Fiat Chrysler phải mở rộng năng lực sản xuất nội địa vì gặp khó khi mở nhà máy ở Mexico, công đoàn ngành ôtô Mỹ sẽ nhận được nhiều việc làm hơn. Lượng lao động sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng trung tây vì nơi đây Ford, GM hay Fiat Chrysler cần sản xuất nhiều SUV, xe bán tải. Trong khi đó vùng phía nam Detroit sẽ tăng chậm hơn vì nơi đây các hãng xe Đức, Nhật không có công đoàn ở nhà máy, lý do chính là bởi họ không mạnh về SUV và pickup cỡ lớn.

6. Sụt giảm trên toàn cầu



Thị trường lớn nhất thế giới ngoài Mỹ là Trung Quốc, nơi các hãng xe Mỹ thu lợi nhuận bằng cách liên doanh với các hãng xe nội địa theo quy định của chính phủ nước này khi một hãng xe nước ngoài muốn bán xe tại đây. Bất cứ một bất ổn nào trong quan hệ thương mại giữa hai nước có thể khiến việc kinh doanh của hãng xe ảnh hưởng xấu.

Khi đó công nghiệp ôtô Mỹ ở vào thế thị trường Trung Quốc khó bán, hạn chế ở Nam Mỹ, châu Âu khó tăng trưởng, chỉ còn nội địa.

Những biến động trên đây tất nhiên chỉ là dự đoán, nhưng dựa trên cơ sở rõ ràng về những gì mà Donald Trump từng tuyên bố sẽ thực hiện khi đắc cử. Chính quyền của Obama có những gói cứu trợ kịp thời và khuyến khích cho ngành này phát triển ra khỏi biên giới quốc gia, nhưng tất cả có thể bị lật úp, ngay trong 4 năm tới.