Thai nhi già tháng xương luôn cứng nên khi sinh khó biến dạng nên rất khó đẻ. Theo điều tra cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ già tháng sinh cao gấp 12 lần so với trẻ bị đẻ non. Trẻ bị già tháng sinh ra do dinh dưỡng không đủ từ trong bụng mẹ nên thể chất còn kém hơn cả trẻ bị đẻ non.
> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Cũng có một số ít thai phụ dù đã quá thời gian sinh nhưng do chức năng cuống rốn vẫn tốt nên thai nhi vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ (khi sinh ra thường nặng trên 4 kg). Chỉ làm cho mẹ khó đẻ còn không ảnh hưởng gì đến trẻ. Nói chung, nếu có hiện tượng thai nhi bị già tháng thì nên cho kích thích để đẻ đúng thời gian.
Trẻ sơ sinh.
Thai nhi được ra đời từ lúc cắt rốn đến 28 ngày thì gọi là trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ sơ sinh không đứa nào giống đứa nào vì còn phụ thuộc vào tuổi thai (thời gian trong bụng mẹ), cân nặng. Trẻ sơ sinh được phân loại như sau:
Theo độ tuổi thai: Độ tuổi của thai nhi được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của thời gian sạch kinh tháng trước đến khi sinh, thường là 40 tuần. Thực ra phôi thai cũng đã hình thành trước đó khoảng 2 tuần. Thai nhi được 37 tuần (khoảng 259 ngày) đến chưa đầy 42 tuần (khoảng 293 ngày) sinh ra thì được gọi là sinh đúng thời gian, cân nặng đa số từ 2,5 đến 4 kg, thường là 3,2 kg. Với những thai nhi được sinh ra chưa tròn 37 tuần dù cân nặng bao nhiêu thì đều gọi là trẻ bị đẻ non, còn quá 42 tuần thì gọi là trẻ bị già tháng.
Theo cân nặng của trẻ sơ sinh: Nếu cân nặng của thai nhi chưa đến 2,5 kg thì gọi là trẻ bị nhẹ cân, nếu còn nhẹ hơn 1,5 kg thì gọi là trẻ thiếu cân; trẻ sơ sinh trên 4 kg thì gọi là trẻ thừa cân.
Giúp trẻ sơ sinh thích ứng với cuộc sống và môi trường mới.
Giai đoạn trẻ sơ sinh rất ngắn, đó là khoảng thời gian từ lúc trẻ được sinh ra, cắt cuống rốn đến ngày thứ 28. Tuy ngắn ngủi nhưng với trẻ sơ sinh đó là một giai đoạn quá độ quan trọng mà con trẻ rời xa môi trường trong tử cung của người mẹ.
Thai nhi trong tử cung của người mẹ có môi trường hằng ôn với nhiệt độ thích hợp, tất cả oxy và chất dinh dưỡng được truyền vào nhau thai qua máu của người mẹ, vật chất chuyển hóa ấy cũng sẽ qua nhau thai để loại bỏ ra ngoài cơ thể người mẹ, trẻ không cần hít thở mà cũng có được oxy. Do đó trong phổi không có không khí, cúng không cần đưa thức ăn vào trong đường tiêu hóa và cũng không cần hấp thụ tiêu hóa.

Theo chambegioi.com