Người bệnh trĩ nội nên làm gì để loại bỏ sớm những triệu chứng khó chịu, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nếu như bạn không muốn bệnh phát triển nặng hơn hay chuyển sang các biến chứng nguy hiểm. Đừng bỏ lỡ.

Chữa bệnh trĩ nội như thế nào?

Chữa bệnh trĩ nội thường khó khăn hơn rất nhiều so với bệnh trĩ ngoại bởi lẽ bệnh khó phát hiện hơn rất nhiều. Do đó, để điều trị bệnh trĩ nội đạt hiệu quả cao nhất người bệnh nên áp dụng ngay những điều được chúng tôi đề cập tới dưới đây:

- Hãy điều chỉnh thói quen đi cầu của mình, đồng thời nên tạo thói quen đi vệ sinh khoa học và đều đặn hơn, tập đi cầu hàng ngày vào mỗi giờ nhất định để phòng ngừa táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.


- Hạn chế hoặc tránh ăn các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, những thực phẩm này sẽ làm kích ứng vùng hậu môn khiến bệnh phát triển nặng hơn.

- Nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều chất xơ hơn để tránh táo bón nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

- Tập những bài thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga nhẹ nhàng.

- Hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu, nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì nên đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi giờ ngồi làm việc.

- Sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng búi trĩ kỹ càng và giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh sử dụng giấy khô để vệ sinh vùng hậu môn vì rất dễ gây tổn thương búi trĩ.

- Sử dụng thuốc đối với các trường hợp trĩ cấp nhằm giảm đau đớn: Các loại thuốc dùng để trị bệnh trĩ nội bao gồm thuốc viên, viên nang, thuốc mỡ để bôi, thuốc đặt trong hậu môn.

- Sử dụng thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, các loại thảo dược như diếp cá, đương quy, hoa hòe, nghệ… có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống táo bón, làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch, làm lành nhanh các vết thương.

- Phương pháp phẫu thuật Trĩ nội: Phương pháp phẫu thuật thường sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng khi mà các phương pháp trước đây không còn đem lại hiệu quả như mong muốn nữa. Để lựa chọn và điều trị phương pháp phù hợp người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp mọi người có được sức khỏe như mong muốn.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

>>BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM:

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Các cấp độ của bệnh trĩ
Tìm hiểu về bệnh trĩ cấp độ 1