Bệnh vảy nến, tên khoa học là Psoriasis, là một căn bệnh ngoài da thường gặp. Mầm bệnh thường nằm im trong cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bộc phát. Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như vùng đầu, móng tay, móng chân. Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Dưới đây là các thông tin về bệnh vảy nến và cách điều trị bệnh.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến
Hiện nay, bệnh vảy nến vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh vảy nến có mối liên hệ đến gen và hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, yếu tố môi trường, thói quen con người cũng góp phần tăng thêm bệnh vảy nến. Các nguyên nhân có thể kể tới:
  • Chấn thương: Các vùng chấn thương hoặc trầy xước nhẹ có thể gây ra vảy nến.
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, viêm amidan có thể gây ra vảy nến giọt.
  • Sử dụng thuốc bừa bãi: Một số thuốc có thể gây bùng phát hoặc làm nặng hơn bệnh vảy nến như thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp, các thuốc kháng viêm.
  • Các trường hợp căng thẳng, lo âu cũng khiến bệnh vảy nến nặng hơn.
  • Sự thay đổi thời tiết khiến cho những người bệnh có tiền sử vảy nến bị bùng phát bệnh, nhất là thời tiết lạnh khô.
  • Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến bệnh vảy nến tăng cao.





Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da thường gặp

Biến chứng của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến thường có biểu hiện ban đầu bởi những mảng đỏ, tróc vẩy ra ở bề mặt. Vị trí phát bệnh thường là cùi chỏ, đầu gối, vùng da đầu.

Người bị bệnh vảy nến thường không ngứa, nhưng vẫn có một vài trường hợp bị ngứa, bỏng rát. Đối với trường hợp bị bệnh nặng, người bệnh xuất hiện các mụn mủ, đỏ da. Vì bệnh khiến người mắc phải bị mất thẩm mỹ, da dẻ xù xì, nên mọi người xung quanh luôn tránh né, xa rời họ. Bởi họ đều có trong đầu một câu hỏi, rằng bệnh vảy nến có lây không

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tổn thương móng. Móng bị bệnh có biểu hiện nhiều vết lõm, đổi màu vàng nâu, tệ hơn là hỏng toàn bộ móng.

Dựa vào đặc điểm bệnh mà có các loại bệnh vảy nến như:
  • vảy nến móng.
  • vảy nến mụn mủ.
  • vảy nến da đầu.
  • vảy nến toàn thân.
  • vảy nến bàn tay, bàn chân.
  • Viêm khớp vảy nến.



Bệnh vảy nến ảnh hưởng sinh hoạt người bệnh

Cách điều trị bệnh vảy nến
Vì bệnh vảy nến chưa tìm được nguyên nhân chủ yếu, do đó vẫn chưa thể có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Các phương pháp điều trị chủ yếu là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng tế bào da. Các phương pháp cũng có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Người bệnh nên có thói quen sau để ngăn ngừa tình trạng vảy nến:
  • Giữ vệ sinh da thật tốt, tránh các vi khuẩn có thể gây bệnh nặng.
  • Không làm tổn thương da, đặc biệt là vùng da bị vảy nến.
  • Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
  • Tuân thủ đúng các quy định mà bác sỹ đưa ra, nhất là các quy định về liều lượng sử dụng thuốc.
  • Tái khám bệnh đúng hẹn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Không tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Không tự ý thay đổi hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.

Người bệnh cũng có thể tham khảo bài viết sau để có cho mình những thuốc chữa bệnh vảy nến tốt nhất, tùy thuộc tình trạng bệnh: Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất

Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang dongduocgiatruyen để được tư vấn một cách tốt nhất.