Nổi mề đây là căn bệnh ngoài da thường gặp, là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân kích ứng bên ngoài môi trường. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những phiền toái và khó chịu mà nổi mề đây mang lại lại không hề nhỏ. Để có thể chủ động phòng tránh và chiến đấu với căn bệnh này người bệnh cần có đủ thông tin và hiểu biết về bệnh.
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là một dạng dị ứng viêm da, nguyên do là một phản ứng tác động từ một chất trung gian hóa học là histamin. Bệnh nổi mề đay rất dễ nhận biết nhưng lại chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể. Ban đầu khi nổi mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy có các vùng sẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Khi mứa độ nghiêm trọng hơn, bệnh có thể lây lan toàn cơ thể và lâu ngyaf trở thành mãn tính và tái phát thường xuyên. Nổi mề đay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân. Dưới đây là các thông tin về bệnh nổi mề đay và cách chữa trị bệnh.


Hình ảnh bệnh nổi mề đay

Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay hiện nay chưa rõ được nguyên nhân chính xác nhất. Tuy nhiên có những yếu tố cả bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến bệnh nổi mề đay:
  • Do yếu tố di truyền, nếu người trong gia đình mắc bệnh này thì có thể thế hệ sau cũng bị.
  • Sức đề kháng cơ thể suy yếu, khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.
  • Tác động của yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến nổi mề đay: Thời tiết giao mùa, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao trong không khí..
  • Người bệnh dị ứng với đồ ăn: Các loại hải sản, rượu, bia, đồ uống có cồn, các đồ chế biến sẵn, các đồ ăn cay nóng….
  • Dị ứng với các loại thuốc khác: thuốc hạ nhiệt, thuốc điều trị cao áp, suy tim, xương khớp, thuốc ngủ, thuốc ngừa thai, một số vacxin…
  • Người bệnh bị các loại kí sinh trùng trong cơ thể gây mề đay: Giun kim, giun đũa, giun chỉ, sán… khiến bệnh mề đay tái phát nhiều lần.
  • Các loại virus, vi khuẩn cũng gây ra bệnh mề đay: Các virus viêm gan B,C, các vi khuẩn trong tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa…
  • Các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu cũng khiến bệnh nổi mề đay diễn ra.
  • Do các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, lông thú khiến bệnh nổi mề đay xuất hiện.
  • Bệnh nổi mề đay cũng do thói quen mặc đồ quá chật, áp lực cọ sát từ quần áo bó.



Nổi mề đay là bệnh ngoài da phổ biến

Các triệu chứng của bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay biểu hiện ra ngoài da khá rõ ràng và tùy vào từng mức độ bệnh mà cso những triệu chứng khác nhau. Theo các nghiên cứu, bệnh nổi mề đay được chia làm 2 loại với hai kiểu triệu chứng đặc trưng sau đây:

Cơn nổi mề đay cấp tính
Xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, triệu chứng sần, phù nề, ngứa khó chịu. Cơn nổi mề đay có thể xuất hiện khoảng vài phút, vài giờ hoặc cũng có thể tái phát nhiều lần kế tiếp. Triệu chứng kèm theo cơn này là sốt cao, nôn mửa, khó thở, đau quặn bụng.

Cơn nổi mề đay mãn tính
Bệnh này khá phức tạp với những nguyên nhân khác nhau. Thời gian của xuất hiện của bệnh có thể lên tới hơn 8 tuần, có thể gặp nhiều dạng khác nhau:
  • Mề đay thành vệt dài, mề đay thành vòng.
  • Mề đay sần ở trẻ em: Có mụn nước, phòng nước.
  • Mề đay khổng lồ: Phù nổi lên làm sưng phù mặt, mí mắt, môi, không gây ngứa mà chỉ gây căng tức khó chịu.
  • Mề đay cấp tiết Cholin: Phát bệnh khi cơ thể vận động, ra ngoài nắng. Bệnh nổi mề đay khắp người và gây cảm giác rất ngứa.

Cách phòng và chữa bệnh nổi mề đay
Phòng bệnh nổi mề đay
Phòng bệnh là cách chữa trị tốt nhất đối với bệnh ngoài da nói chung và bệnh nổi mề đay nói riêng. Cụ thể, khi mọi người cần hình thành cho mình các thói quen sinh hoạt sau đây:
  • Mặc ấm áp mỗi khi ra đường vào mùa lạnh, tránh để gió lùa vào cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng và những đồ ăn dễ dị ứng.
  • Thận trọng khi sử dụng những đồ mỹ phẩm.
  • Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi làm việc tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh các loại vi khuẩn, ký sinh xâm nhập.


Nổi mề đay cần được phòng và chữa cẩn trọng

Chữa bệnh nổi mề đay
Hiện nay cso khá nhiều loại thuốc chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả và tiện dụng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần thận trọng, trnahs lạm dụng quá nhiều. Say đây là một vài loại thuốc hỗ trợ điều trị nổi mề đay, bạn cso thể tham khảo:
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: dung dịch Calamine, mentol 1%.
  • Thuốc kháng histamin: Sử dụng đối với trường hợp nặng hơn

Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh nổi mề đay, bệnh nhân nên đến các phòng khám da liễu để được tư vấn và điều trị. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc dongduocgiatruyen để được tư vấn tốt nhất.