Cách chăm sóc em bé 8 tháng tuổi Bé yêu của mẹ tuy đã bước vào tháng thứ 8, nhưng mẹ vẫn nên cho bé bú sữa mẹ mặc dù bé đã ăn dặm, vì sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trung bình một ngày bé cần khoảng 500 ml sữa. Do đó nếu như không có đủ sữa cho con mẹ có thể bổ sung thêm sữa bột, sữa đậu nành, váng sữa hoặc sữa chua…


Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ có thể bổ xung dinh dưỡng cho trẻ ăn nhiều dạng thức ăn tổng hợp như sữa bột, ngũ cốc, cách dạng thức ăn giả sữa từ rau củ, thịt xay nhuyễn. Những món ăn này rất tốt cho sức khỏe của trẻ vừa cung cấp cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất như canxi, kẽm, kali, vitamin A, C,… vừa dễ ăn dễ nuốt, nó khiến trẻ có cảm giác giống như sữa và không bị ngán.

Chế độ ăn dặm cho em bé 8 tháng tuổi
Đến tháng thứ 8, phụ huynh cần phải tập dần cho bé làm quen với các loại thức ăn đặc hơn. Mẹ cần chú ý đế những công thức nấu ăn khi nấu thức ăn bổ sung cho trẻ là cho ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm. chăm sóc em bé

Mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ xung dinh dưỡng cho con. Một ngày mẹ nên cho trẻ ăn 3 đến 4 bữa cháo bột , cháo xay với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm thiết yếu như đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, chế độ ăn của bé mẹ nên nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả say nhuyễn nấu chung với cháo say, bột, hoặc sinh tố hoa quả vì những món ăn này vừa dễ ăn lại vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện khỏe mạnh của trẻ như vitamin A, C, chất xơ…


3, Một số bệnh thường gặp khi trẻ ở tháng thứ 8

Khi bước sang tháng tuổi thứ 8 bé bắt đầu tập ăn nhiều loại thức ăn mới có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ngoài những bệnh thông thường như: cảm cúm, rôm sảy, mụn nhọt do sự thay đổi thời tiết, trẻ còn rất dễ mắc phải một số bệnh có tính chất nguy hiểm hơn như dị ứng thức ăn, hoặc sặc tức ăn, hóc thức ăn…

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là có thể do những thức ăn này quá nhiều chất dinh dưỡng trẻ không tiếp thu được gây ra đau bụng, tiêu chảy, hoặc nổi mề đay…

Hoặc mẹ chưa biết cho bé ăn đúng cách khiến bé bị sặc và hóc…

Chính vì vậy, mẹ cần quan sát thử nghiệm các phản ứng của trẻ trước khi áp dụng một món ăn mới.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện dị ứng nặng thì các mẹ cũng nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để được tư vấn trực tiếp cho bé nhé. hướng dẫn chăm sóc em bé sơ sinh



Chăm sóc em bé 8 tháng tuổi sẽ vất vả hơn chăm sóc bé những tháng trước. Bởi khi bước sang giai đoạn này trẻ sẽ có những thay đổi lớn, mẹ phải học hỏi cách chăm sóc để thích ứng với bé.