Tình trạng chân vòng kiềng là nỗi mặc cảm, tự ti khi trẻ lớn lên. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, và làm thế nào để tìm lại đôi chân đẹp cho con?
Dấu hiệu chân vòng kiềngĐộ tuổi thích hợp để biết chân con có bị vòng kiềng hay không là 3 tuổi. Bởi nhiều trẻ sơ sinh có đôi chân cong do tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ. Đến độ tuổi tập đi, đôi chân bé bắt đầu tập làm quen với việc chịu lực và dần trở về hình dáng thẳng hơn, cứng cáp hơn. Nếu ở tuổi lên 3, bé vẫn có những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế, bệnh viện nhi để thăm khám xem bé có bị vòng kiềng không nhé.

Trẻ sơ sinh thường có chân cong do tư thế nằm trong bụng mẹ
-Khi đứng thẳng, khép hai chân lại, hai mắt cá chạm nhau nhưng hai đầu gối không thể đưa lại sát nhau, cẳng chân bé tạo thành hình chữ O.
-Hai chân đều bị cong giống nhau.
Nguyên nhân trẻ bị vòng kiềngTrước đây, các bà mẹ thường được rỉ tai nhau rằng, việc bế cắp nách trẻ sẽ khiến con bị vòng kiềng. Tuy nhiên, quan niệm này không thực sự chính xác. Những nguyên nhân phổ biến nhất làm chân bị vòng kiềng bao gồm:
-Thiếu vitamin D và canxi dẫn đến còi xương, biến dạng xương.
-Trẻ tập đi quá sớm.
-Trẻ bị béo phì dẫn đến xương chân phải chịu nhiều áp lực, bị biến dạng.
Trẻ tập đi quá sớm củng làm cho chân trẻ bị cong
Mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa?Để giúp con phòng tránh tình trạng còi xương, mẹ nên thực hiện những lời khuyên sau đây:
-Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ bao gồm đầy đủ những dưỡng chất như canxi, vitamin D, chất béo, chất đạm... để giúp bé sơ sinh phát triển khỏe mạnh.
Nên cho trẻ bu mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời
-Bổ sung đầy đủ vitamin D cho bé: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ sơ sinh hoặc bổ sung vitamin D dạng uống cho bé. Lượng vitamin D thích hợp cho trẻ sơ sinh là 400 IU mỗi ngày.
-Cho trẻ ăn dặm đúng cách: Từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé con ăn dặm để bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau bên cạnh sữa mẹ. Bữa ăn của bé nên được “biến hóa” với hàng loạt loại thực phẩm khác nhau, từ sữa, trứng, tôm cua cho đến thịt, cá, rau cải bó xôi, súp lơ... để bé mau làm quen với các mùi vị khác nhau, đồng thời đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên trong giai đoạn sau 6 tháng tuổi.
Cho trẻ ăn dặm đủ chất sẽ giúp trẻ có đôi chân thẳng
-Tránh tập đi quá sớm: Khi tập đi sớm, chân bé chưa sẵn sàng để “gánh vác” toàn bộ trọng lượng cơ thể, dẫn đến xương và khớp dễ bị biến dạng. Đồng thời, khi bé tập đi, ba mẹ không nên dùng cách đỡ nách con, mà nên giúp bé tự tìm cảm giác thăng bằng trên đôi chân của mình.
Chân vòng kiềng được điều trị như thế nào?

Nếu nhận thấy xương chân của con bị cong từ phần đùi trở xuống đến hết cẳng chân, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ có thể cho bé tập vật lý trị liệu để điều chỉnh lại hình dạng xương, bên cạnh đó, bé có thể sẽ phải đeo nẹp để định hình lại xương chân.
Khi phát hiện trẻ bị vòng kiềng, mẹ nên cho trẻ đi khám để có hướng điều trị cho bé
Nếu các biện pháp này không thành công, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cho bé. Song song với toàn bộ quá trình này, bé cũng có thể cần phải bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị vòng kiềng là ba mẹ cần chủ động đưa bé đi kiểm tra và được điều trị sớm. Càng để muộn, khả năng cải thiện hình dáng chân càng giảm đi.
Nguồn: http://shee.vn/biet-truoc-dieu-nay-c...-bi-vong-kieng