VÔ SINH NỮ LÀ GÌ?
Vô sinh nữ được hiểu là tình trạng vợ chồng chung sống với nhau ít nhất 1 năm, quan hệ tình dục bình thường và không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không thể nào mang thai. Vô sinh nữ được phân thành 2 nhóm là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Cụ thể:

Vô sinh nguyên phát: Là trường hợp nữ giới chưa mang thai lần nào.

Vô sinh thứ phát: Là trường hợp nữ giới đã từng mang thai ít nhất 1lần nhưng sau đó lại không thể mang thai trở lại sau thời gian 1 năm.

Vô sinh có thể xảy ra ở bất kỳ chị em phụ nữ nào, nhưng đối tượng dễ mắc phải bệnh này thường là những chị em có tiền sử bị rối loạn nội tiết tố và các hocmone sinh dục, những người bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần, những người có tiền sử nạo phá thai hay lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên hoặc những người có lối sống không lành mạnh, béo phì, thừa cân, thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích…

nguyên nhân gây vô sinh nữ
NGUYÊN NHÂN GÂY VÔ SINH NỮ
Vô sinh nữ là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm với nữ giới. Căn bệnh này khiến chị em mất đi khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của mình. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất thường xảy ra ở buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng. Nếu nguyên nhân được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được căn bệnh vô sinh với chị em.

Các bệnh lý ở vòi trứng

Viêm vòi trứng, tắc vòi trứng… là những bệnh thường gặp ở vòi trứng. Khi vòi trứng bị viêm, tắc sẽ gây cản trở đường đi của trứng vào tử cung làm tổ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Các bệnh ở buồng trứng

Các bệnh liên quan đến buồng trứng thường gặp là viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, hội chứng đa nang, suy buồng trứng, ung thư buồng trứng. Do buồng trứng là cơ quan sinh sản ra tế bào trứng nên khi mắc phải bệnh lý ở buồng trứng thì chức năng này của buồng trứng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, buồng trứng hoạt động bất thường, không có hiện tượng phóng noán và chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn nên nguy cơ vô sinh là rất cao.

Các bệnh về tử cung

Các bệnh lý ở tử cung có thể nói đến như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung, dị vật tử cung… Những trở ngại ở tử cung có thể khiến cho tinh trùng không thể gặp trứng và thụ tinh hoặc nếu đã thụ tinh thì cũng không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ do thiếu chỗ. Mặt khác, chị em cũng có thể bị vô sinh do cổ tử cung bị viêm nhiễm khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít hoặc kém chất lượng , tinh trùng không thể di chuyển, thậm chí có thể “giết chết” tinh trùng.

Ngoài ra, các bệnh rối loạn nội tiết tố. Các nội tiết tố thường xuyên thay đổi hoặc rối loạn sẽ kéo theo làm cho buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm chí rụng trứng không đều, từ đó sẽ khiến cho các chị em khó thụ thai.

DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VÔ SINH NỮ
Bệnh vô sinh nữ ở nữ giới không dễ dàng nhận thấy giống như các căn bệnh phụ khoa khác. Căn bệnh này cần được xác định thông qua các xét nghiệm phụ khoa mới cho ra kết quả. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể nhận biết căn bệnh này thông qua một số biểu hiện sau:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Có thể là bị rong kinh, máu kinh bị vón cục… Chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm cho các hocmone hay nội tiết tố cơ thể bị thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng và rụng trứng, khiến nữ giới khó có thể thụ thai.
Vô kinh: Bình thường, ở nữ giới trên 18 tuổi mà chưa có kinh hoặc đã có kinh mà bị tắc kinh quá 6 tháng liên tiếp được coi là vô kinh. Vô kinh có thể do nhiều nguyên nhân như: rối loạn chức năng tuyến yên, dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng…
Thống kinh: Là hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh. Cơn đau này nặng hay nhẹ tùy theo thể trạng của mỗi người. Đau bụng kinh thường do khí huyết lưu thông kém, dẫn tới huyết ứ làm cho kinh xuống bị trở ngại, không thông gây đau vùng bụng, nhất là vùng bụng dưới.
Dịch âm đạo bất thường: Âm đạo tiết dịch bất thường, có dịch màu vàng, xanh… kèm theo mùi hôi khó chịu là những biểu hiện của viêm nhiễm, nấm âm đạo, viêm nội mạc tử cung hoặc các bệnh về đường tình dục khác. Viêm âm đạo làm cho âm đạo có các chất thải, bài tiết ra quá nhiều và chèn ép làm cho đau bụng.
Tuyến vú kém phát triển: Nữ giới đến tuổi trưởng thành, dưới tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể, vùng ngực phát triển và dần hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển (ngực lép), có thể do thiếu nội tiết tố estrogen. Điều này làm cho buồng trứng kém phát triển và kha năng thụ thai trong trường hợp này rất khó.
Các triệu chứng đau: Đau khi quan hệ tình dục, đau khi có chu kỳ kinh nguyệt, bị đau vùng chậu, đau và phình ở vùng bụng dưới… những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của các bệnh về tử cung hay viêm vùng chậu. Nếu không điều trị sớm, các chị em khó có thể mang thai được.
Bị tăng cân đột ngột cùng với các biểu hiện như da tái, nhiều mụn… đây là những dấu hiệu có liên quan đến bệnh về buồng trứng. Trong đó, buồng trứng có vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản, nên khi buồng trứng có vấn đề tức là sức khỏe sinh sản của các chị em cũng có vấn đề, có thể là vô sinh.
Không thể thụ thai và có con trong một thời gian dài mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
Phụ nữ có mang thai nhưng không thể giữ được thai đến khi sinh nở.
CÁCH CHỮA BỆNH VÔ SINH NỮ
Bệnh vô sinh nữ do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chị em vẫn có thể mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ của mình. Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị chứng vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, việc điều trị cần dựa trên các nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể:

Điều trị vô sinh do rối loạn nội tiết tố: Với trường hợp này, cách điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay mà chị em có thể áp dụng đó là dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Cách này giúp đưa tinh trùng trực tiếp vào gặp noãn của trứng để thụ tinh mà không phải trải qua môi trường âm đạo khắc nghiệt.
Điều trị vô sinh do các bệnh về buồng trứng: Khi chị em gặp rắc rối về buồng trứng và có nguy cơ dẫn tới vô sinh thì cách tốt nhất là điều trị khỏi những căn bệnh này. Mỗi loại bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau hoặc là dùng thuốc.
Điều trị vô sinh do các bệnh về cổ tử cung: với mỗi bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau, đó có thể là phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Nên để có thể điều trị vô sinh thì phải điều trị dứt điểm được các bệnh về tử cung kia.
Nguồn: http://gocphunutamsu.com/vo-sinh-nu-...-va-cach-chua/
Bài viết liên quan
Khám phụ khoa ở đâu tốt - Cách tính ngày rụng trứng