Khi giao dịch ngoại hối bạn có để ý mình thường xuyên bị dính stop loss dù phán đoán được đúng hướng đi tiếp theo của giá. Trader gặp tình huống này, thường sẽ tự hỏi có cách nào để xác định chính xác vị trí stop loss hay không và thường là họ sẽ cố gắng dời stop loss ra xa hơn. Việc này lại đi kèm với sự gia tăng rủi ro, dễ dẫn đến cháy tài khoản của Trader.

Stop loss và quy luật giảm dần lợi nhuận

Trong quản lý rủi ro, có một quy luật mà anh em Trader ít biết đó là quy luật giảm dần lợi nhuận (diminish return). Khi anh em di dời stop loss ra xa hơn, tỉ lệ dính stop loss của anh em tất nhiên cũng sẽ giảm xuống theo bảng sau.

Cột dọc của bảng là số pips trung bình bạn đặt stoploss, còn cột ngang là tỉ lệ bạn bị dính stoploss trong vòng 12 tiếng. Bạn có thấy đường cong trông rất giống đường số mũ trong bảng? Đường cong này có ý nghĩa là bạn càng đặt stop loss càng xa thì khả năng bạn bị dính stoploss càng thấp (khác biệt là rất lớn). Lấy ví dụ, nếu theo thống kê bạn có tỉ lệ dính stop loss là 50% trong vòng 12 tiếng đồng hồ thì bạn có lẽ đang đặt stop loss quanh mức 45 pips. Nếu bạn muốn giảm còn 25% cơ hội dính stop loss, bạn cần tăng khoảng cách đặt stop loss lên tới 72 pips. Tiếp tục, để có 2% cơ hội dính stop loss trong vòng 12 giờ, bạn phải đặt ở khoảng cách là 142 pips và 1% cơ hội ở mức 215 pips.

Ý nghĩa của bảng này là: càng đặt stoploss xa, bạn càng ít có cơ hội dính stoploss. Nhưng thay vào đó, bạn cũng gia tăng số tiền thua lỗ. Nhưng thực sự số tiền thua lỗ tăng quá nhanh (tăng theo hàm mũ), việc bạn cố gắng dãn khoảng cách stoploss để tăng tỉ lệ thắng cũng không đủ bù nổi cho số pips thua lỗ. Cách tốt nhất là hãy lựa chọn mức stoploss mà bạn có thể chấp nhận được và liên tục duy trì ở mức đó, đừng cố gắng dãn rộng thêm.

Vì sao có những Trader lại từ chối sử dụng stop loss?



Stoploss quan trọng nhưng tại sao vẫn có nhiều Trader từ bỏ stoploss. Mình thường thấy có những tranh cãi như sau:

Khi đặt stop loss nghĩa là bạn đang thông báo với broker/dealer vùng mà bạn thoát lệnh.

Nếu bạn giao dịch với một market maker (sàn ôm), nghĩa là broker chỉ có lời khi bạn thua lỗ. Họ sẽ muốn giao dịch ngược với bạn để kiếm lợi nhuận. Lo sợ sàn phát hiện vùng mà bạn đặt stop loss nên xóa stop loss "cho chắc" nghe có vẻ hợp lý nhưng tốt nhất là bạn nên học cách phân biệt broker nào là sàn ôm, broker nào có thể chuyển lệnh liên ngân hàng. Xem thêm tại đây.

Lo sợ dãn việc dãn spread có thể kích hoạt stop loss thường xuyên.





Đây là lý do thường xuyên gặp nhất với anh em Trader. Bạn nghĩ mình đã đặt stoploss đủ xa nhưng khi giá dãn spread trong các thời điểm tin tức hay biến động mạnh khiến cho lệnh của bạn bị dính stop loss mặc dù giá chưa chạm đến (ví dụ khi vào lệnh bán, giá dãn spread và giá ask chạm đến stop loss).

Khi đặt stop loss, chỉ cần một cú giật giá của thị trường có thể khiến bạn thua lỗ ngay lập tức.

Lý do này lại thường gặp hơn nữa. Sau khi vào lệnh, bạn đã phán đoán đúng hướng đi của giá nhưng giá đảo chiều nhanh và lệnh của bạn bị quét stop loss. Giá không đảo chiều hoàn toàn, thay vào đó nó lại di chuyển đúng hướng mà bạn đã nhận định. Hành vi này đặc biệt hay gặp khi bạn trade breakout, thường sau khi giá phá vỡ một mức nào đó, chúng có khả năng quay trở lại kiểm tra vùng giá cũ trước khi tiếp tục đi tiếp. Thay vì đổ lỗi cho thị trường hay broker, nếu bạn xác định đúng vùng mà giá sẽ kiểm tra có thể giảm thiểu khả năng dính stop loss do nguyên nhân này.

Trên đây chỉ là một vài lý do, theo mình biết còn một số phương pháp khiến cho Trader nghĩ đến việc bỏ stoploss như Martingale, Grid Trading v.v... kỳ sau mình sẽ nói rõ vì sao các phương pháp này vô lý. Trader sẽ không thể thắng nổi thị trường nếu áp dụng phương pháp này khi giao dịch.